Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Ủa




Ủa, sao đứng chình ình trước ngõ nhà tôi?

Trên đường về nhà, thấy pano mới tuyên truyền Mũ bảo hiểm. Ấn tượng đầu năm nay không đẹp bằng năm ngoái, dù năm nay toàn là người đẹp chứ không phải bệnh nhân chấn thương sọ não như năm ngoái.

Ủa, mà ai quen quen

Nhìn kỹ, TRời, Mắc chi ra đứng cửa nhà tui vậy. Mai Phương Thuý, Thành Lộc, Lam Trường... lại ra chỗ khác là sao??? hehee.

Mai mốt rảnh sẽ post nốt mấy mẫu pano này. Thích ghê. Hy vọng có clip đẹp như năm ngoái nữa í.

Hãy đến đây hỡi người





Dược sĩ ngoài tốt bụng còn phải đẹp trai!

Bạn đã mến anh ấy, tại sao ko tin tưởng anh ấy
Hãy đến với CMIV!

Đến với cửa hàng thuốc GPP* 2E (2E Trần Hưng Đạo, Hà Nội)

Kính báo với bà con, anh chị em. Cửa hàng Dược uy tín và trách nhiệm của CMIV mang tên "Nhà thuốc 2E" chuẩn bị đi vào hoạt động.

Anh chị em hãy lưu vào bộ nhớ, địa chỉ này.

Nơi đây, hứa hẹn sẽ là một địa điểm đáng tin cậy để anh chị em... có thể nhìn thấy CMIV- Dược sĩ (Được đào tạo chuyên nghiệp) hành nghề một cách thân thiện và đáng mến.

Giá thuốc sẽ được niêm yết cụ thể, đảm bảo chính xác và ưu tiên cho người nghèo có nhu cầu nâng cao sức khoẻ, đẩy nhanh kết quả điều trị.

2E (Êm ái - Êm dịu - Êm như vòng tay bạn hiền)
2E (2E Trần Hưng Đạo, sự khác biệt trong cung ứng Dược phẩm)
2E (Còn gì mà không nhớ đến Em, Còn gì mà không đến với Em)

2E- Dù 2 con người, 2 công việc nhưng vẫn là Em.

CMIV kính thư

GPP: Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)
Hình minh hoạ: Dược sĩ CMIV- photo by Akay. Stylist: DCHN.

Câu hỏi cuối:
1- Dược sĩ có cần đẹp trai hơn nữa không?
2- Nhà thuốc có nên làm poster và tờ rơi với hình chân dung dược sĩ không?
3- Có nên mở nhạc khi bán và tư vấn thuốc không?

Trân thành cảm ơn các comment góp ý.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2008

BẠN




1- Hôm nay, 13 giờ một người bạn lên máy bay tòng phu. Hehe, mấy ngày gặp nhau vẻn vẹn mà thú vị. Con người này chưa bao giờ hết lý thú. Nửa bạn, nửa chị, Nửa du côn- nửa nghệ sĩ, Nửa đàn ông- Nửa thiếu nữ, Nửa đẹp- Nửa xấu… Đạp đi, đạp chết mẹ nó đi. Hehe, hơi bị nhớ mấy câu đùa được bê nguyên ra cho thiên hạ nghe. Thế mà khối người khoái chí. Thích những chuyến đi của bạn này, lúc online khối chuyện buôn bán để rồi máu chí gặp nhau tua lại. Bạn về làm được việc lớn, đêm hôm khuya khoắt bao nhiêu người nhắn tin chia sẻ về bạn vào máy mình. Giống hệt như mình đã là của bạn vậy.

2- Bạn nữa, người trở về và trằn trọc trên giường sau 3 năm du học. Con số 18 đưa ra như thách đố sự chịu đựng và thử thách của họ. Mình có nhiều niềm tin vào người này, thông minh- kín đáo và đồng cảm nhiều điều. Sự trở về của bạn là mơ ước của tôi. Sự thành đạt của bạn trong tương lai là điểm đến của tôi… Tôi giấu những giấc mơ thảo nguyên đi từ lâu rồi. Tôi không nghĩ đến những viên gạch lát đường đá cổ lâu rồi. Tôi chỉ còn thấy đẹp khi xem phim về những lâu đài và bầu trời xanh trong veo… Rồi ở đâu cũng dưới bầu trời này. Ở đâu rồi mình cũng là mình- bé xíu- cuộn khát vọng vào bên trong và lăn như bi không gia tốc trong xã hội. Phút nào đứng lại thì buồn. Lúc cuồn cuộn đi đâu thiết tha gì xung quanh… Rồi thì ở đâu cũng chừng đó ham muốn, chừng đó nhu cầu, chừng đó tư thế … mà thôi. Điều tôi muốn nói với bạn, ngủ đi, 3 ngày nữa là trở về nhịp sống mà thôi. Nói tiếng việt với bố, ăn cơm nhà với mẹ, nghe Hà Trần hát nhạc chiến tranh chẳng khoái hơn xì xồ với bọn tư bản, tiêu Euro và nghe J.Lo sao? Giá trị của mình không thay đổi và cũng chẳng thể thay thế được nhiều. Bám gốc rễ mà sống, chả hơn chơi vơi làm tầm gửi trên cao?

3- Bạn nữa. Bạn làm tôi cảm động rơi nước mắt với 6 hương vị bé xíu nhưng đầy ánh trăng rằm. Bạn đi qua Thu Hương hiếu kỳ với đám đông và đặt câu hỏi nhà tôi có đồ thắp hương chưa? Bạn điện thoại ào ào như mọi lần sau đúng buổi tối anh em tôi băn khoăn- ăn hay không ăn chiếc bánh Trugn thu khác trị giá hàng triệu. Chỉ tối qua thôi tôi đã nghĩ mình sẽ mua tạm một cái bánh khác, thay thế hộp bánh ngon (mà từ bé đến giờ tôi chưa ăn bao giờ) về quê cho bố mẹ. Lúc đó nghĩ bố mẹ cũng có khi chưa bao giờ được ăn mấy cái bánh này chắc luôn… Đã 11 năm sống xa nhà, nhưng không bao giờ quên khái niệm Tết trung thu. Tôi, hay bạn, dù sống dưới bầu trời nào cũng vẫn một vầng trăng đó thôi. Vẫn sẽ thấy lúc tròn vành vạnh mà nhớ lúc quây quần thủa nhỏ. Càng lớn thì càng coi nhẹ miếng bánh ngày xưa. Nhưng càng lớn thì giá trị của sự chờ đợi trăng tròn lại càng lớn. Hồi hộp từng ngày theo tiếng trống ếch. Mắt rưng rưng từng chớp mỗi khi nhìn thấy đèn kính màu… Tôi không hẳn là đứa quá sến đến mức rặn ra cảm xúc. Nhưng rõ ràng bạn đã làm tôi rơi nước mắt

4- Tôi vẫn nhớ. Nhớ như in cô bạn gái đại học- Người yêu mà tôi yêu nhiều nhất thì chính xác hơn. (Người ấy đã lấy chồng, sinh con và nói với tôi, sẽ không còn ai để đi café với tôi, xem phim với tôi, ăn cơm cùng tôi nữa vì bạn í đã đi lấy chồng). Điều tôi nhớ nhất về người ấy không phải là người đó xinh, bàn tay người đó đẹp, hay những giọt nước mắt của người ấy… Mà đó là chiếc gối bằng lụa xanh, in trăng và sao lúc chia tay. Người đó viết “em trả anh về thế giới của anh”. Thế giới của tôi là trăng và sao hay sao? Để tôi ôm cả trăng và sao mơ mộng đến bây giờ àh? Tôi đã thề mình không mơ mộng từ ngày ấy. Sự mơ mộng lấy đi thực tế của tôi, lấy đi những điều mà sau này tôi mới thấy giá trị. NGười ấy ngày xưa, nhớ mãi đến trước mặt tôi, nhấc lên từ làn xe Honda cup (chiếc xe không dành cho 2 người yêu nhau) một túi hồng xanh. Tôi thích nhất trái hồng xanh mùa thu. Tôi ghét nhất phải gọt nó. Nhưng tôi có thể chết đi được khi nhận túi hồng xanh từ người mà tôi biết đã hiểu tôi đến đáy. Tôi có thể ăn mãi, ăn đến say nhựa hồng xanh khi nhận nó từ…. người nào đó gọt cho tôi. Tôi tầm thường nhỉ… tầm thường đến mức nhìn trái hồng xanh mà ứa nước bọt nhớ về tình yêu đã không còn.

5- Tôi cũng nhớ mãi trung thu năm ngoái. Có người cao hứng lắm, nhất định bắt tôi đừng mua bánh trung thu và chờ người đó share những thứ sơn hào hải vị ê chề nhà bạn ấy. Bạn ấy hồn nhiên vô cùng, hồn nhiên chia sẻ những tình cảm chân thành… Tôi tin bạn ấy chân thành, không thay đổi suy nghĩ ấy dù bạn ấy đã quên… rằng tôi đã giữ đúng lời hứa không bánh trung thu. Đêm trung thu ấy, bạn í đã quên lời hứa không chỉ với tôi và còn một người khác…

6- Chúng tôi hay ăn bánh trung thu 2land trước mùa Trung thu. Thú vui gặm nhấm ký ức thơ bé đầy thú vị. Thú vui nhấm nháp những miếng bánh ngày càng khác xa hương vị ngày xưa nhưng vẫn thấy ngon vì quanh mình là bạn bè. Ăn kỷ niệm và không khí thì đúng hơn… Đôi khi tôi thấy mình hơi đề cao cảm xúc, hơi thái quá những cảm giác của cá nhân mình. Đôi khi mình lại trân trọng những lời hứa vô tình hoặc cao hứng quá chăng?

7- Nhưng bạn ạ, xét cho cùng chiếc bánh Thu Hương bé xíu 18K (mà tui thường mua sau Trung thu với giá rẻ hơn), hay những quả hồng xanh bé xíu, cho đến những hộp cao lương tôi gửi về nhà hoặc trong lời hứa đã quên 1 năm của bạn cũng chỉ là thực phẩm. Nó sẽ quá hạn sử dụng nếu lỡ quên đi. Nó cũng sẽ bị giảm giá nếu như qua ngày rằm tháng tám giống như bánh Thu Hương… Nhưng với tôi, nó mang giá trị khác. Tôi thích câu quảng cáo của bánh Kinh Đô- “Trao thành ý- bền tâm giao”… Chính bạn mới là giá trị của chiếc bánh mà.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

Cool Water




Bổ sung bộ sưu tập. Chai Davidoff thứ 2- loại cool water

Cảm ơn bạn TD đáng yêu

Được giới thiệu vào mùa thu năm 1991, Davidoff Cool Water được xem như một làn sóng tươi mát của tâm hồn. Người đàn ông Cool Water tận hưởng một cuộc sống đầy niềm vui, hăng hái và sảng khoái. Thân chai với một màu xanh bóng loáng thể hiện sự nam tính của những người đàn ông mạnh mẽ với một phong cách tuyệt vời. Sự kết hợp của những nốt hương từ hoa cam, bạc hà, lá hương thảo, gỗ đàn hương và xạ hương; bộ sưu tập Cool Water hứa hẹn mang đến những mùi hương thật mạnh mẽ.


Phong cách:
Mạnh mẽ, nam tính, phong cách.



nuochoa

Crush- HQ video





http://www.mediafire.com/?spt2gyrflpr

Link HQ video Crush - video đầu đời của bé David Achurleta. Iu bé này quá

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2008

Thích quá đi




Khám phá cuộc sống

Vienne Boys Choir - sứ giả của những thần đồng

Tất cả mọi người đều có âm nhạc trong mình. Đó là một phần của văn hóa. Là một thành viên của dàn hợp xướng là một cách để đóng góp xây dựng nền văn hóa của chúng tôi”- mục tiêu của dàn hợp xướng danh tiếng bậc nhất thế giới này đã nói lên được giá trị của họ. Việt Nam- rồi cũng sẽ là một điểm đến văn hoá của họ trong những cuộc hành trình cùng âm nhạc tới đây (Vienne Boys Choir sẽ trình diễn tại Nhà hát Lớn HN- tối 1/10 và Nhà hát thành phố HCM tối 4/10)

Gắn liền với lịch sử âm nhạc

Cách đây hơn 1 nửa thiên niên kỷ, năm 1498, Hoàng đế Maximilian I đã chuyển cung điện và những nhạc công hoàng gia từ Innsbruck đến thành phố Vienna. Ông ra lệnh phải có 6 cậu bé trong đội nhạc công của nhà vua và các sử gia đã chọn năm 1498 làm năm thành lập chính thức của Vienna Hofmusikkapelle và Dàn hợp xướng Những cậu bé Thành Vienna – Vienna Boys’ Choir. Năm 1918, dàn hợp xướng chủ yếu chơi nhạc phục vụ cho hoàng cung. Dàn hợp xướng đã từng là nơi làm việc và cống hiến của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, đặc biệt là W.A. Mozart. Các nhà soạn nhạc Jacobus Gallus, Franz Schubert và các nhạc trưởng Hans Richter, Felix Mottl và Clemens Krauss cũng từng là thành viên dàn hợp xướng. Anh em Joseph và Michael Haydn là thành viên của dàn hợp xướng Nhà thờ thánh Stephen, và thường xuyên hát cùng dàn hợp xướng hoàng gia… Năm 1918, sau khi đế chế Habsburg bị sụp đổ, chính phủ Áo tiếp quản đoàn biểu diễn Opera hoàng gia (bao gồm dàn nhạc và những ca sỹ trưởng thành) nhưng không tiếp nhận những cậu bé trong dàn hợp xướng. Dàn hợp xướng tiếp tục tồn tại là nhờ một sáng kiến của Josef Schnitt, người sau đó trở thành Linh mục Nhà thờ Hoàng gia vào năm 1921. Ông Schnitt đã biến dàn hợp xướng của những cậu bé trở thành một tổ chức tư nhân: những cậu bé từng chơi trong dàn hợp xướng cung điện hoàng gia trở thành thành viên của Wiener Sängerknaben, đồng phục hoàng gia được thay bằng áo quần thủy thủ, và sau đó là những bộ quần áo thời trang nhất dành cho nam thiếu niên. Nguồn ngân quỹ của nhà thờ không đủ để trang trải cho các cậu bé và năm 1936, dàn hợp xướng bắt đầu tổ chức hòa nhạc ở bên ngoài nhà thờ, biểu diễn những bài thánh ca ngắn, những tác phẩm cổ điển và cả những vở nhạc kịch opera dành cho trẻ em. Kết quả thật đáng kinh ngạc: chỉ trong vòng 1 năm, Wiener Sängerknaben đã biểu diễn ở Berlin (dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Erich Kleiber), PragueZurich. Tiếp theo đó là Athens và Riga, Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ, Úc, Nam Mỹ…

Môi trường nuôi dưỡng tài năng

Dàn hợp xướng “Vienne Boys Choir” lừng danh trên thế giới không bởi những album hợp xướng cổ điển bán chạy nhất ở mọi quốc gia, mà còn bởi nó chính là một môi trường giúp các cậu bé phát huy tối đa và nhận biết được năng lực bản thân cũng như tiềm năng âm nhạc của mình. Các thành viên dàn hợp xướng học cách bộc lộ chính mình một cách chuyên nghiệp với nhiều phong cách nhạc khác nhau. Và họ được cung cấp những công cụ để, nếu muốn, có thể trở thành một nhạc sĩ chuyên nghiệp. Những kinh nghiệm mà một cậu bé thu lượm được trong thời gian là thành viên của dàn hợp xướng, đặc biệt là về các buổi hòa nhạc và đi tour, sẽ theo cậu suốt cuộc đời. “Chúng tôi muốn dạy các cậu bé trở thành một con người cởi mở, khoan dung, tự lập và phát triển tốt. Tất cả những cậu bé tài năng đều được hưởng chung một nền giáo dục, dù xuất phát điểm của họ có khác nhau thế nào chăng nữa.”

Wiener Sängerknaben có trường học riêng. Với lớp học đầu tiên tại nhà trẻ, các cô bé cậu bé đã được cung cấp những kiến thức đại cương và âm nhạc hoàn chỉnh ở bậc sơ cấp. Lên 10 tuổi, hầu hết những cậu bé tài năng nhất sẽ được lựa chọn vào đội hợp xướng và tham gia vào trường trung học phổ thông của dàn nhạc. Tất cả sẽ được chỉ định vào một trong các đội hợp xướng và các bài học sẽ được dạy cho từng nhóm nhỏ. Trường học có một ban nhạc và tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thể thao (bóng chày, bóng rổ, judo, bong đá, bơi và đấu kiếm) hay các buổi hòa nhạc, opera, kịch và điện ảnh. Các thành viên của đội hợp xướng được khuyến khích có những tác phẩm riêng, và rất nhiều người đã viết, đóng kịch và đạo diễn những vở kịch ngắn về cuộc sống ở trường.

Các nam sinh là niềm tự hào của trường. Nhiều người trong số họ tiếp tục học để trở thành các nhạc sĩ, nhạc trưởng, ca sĩ, hay nhạc công chuyên nghiệp ở Viên và trên thế giới. Rất nhiều trong số họ vẫn tiếp tục ca hát. Có 2 đoàn bao gồm các giọng ca nam từng là thành viên của Wiener Sängerknaben trước kia, Chorus Viennensis và Imperial Chapel’s Schola Cantorum…

Hiện nay tổ chức này gồm có khoảng 100 thành viên từ 10 đến 14 tuổi, được chia thành 4 dàn hợp xướng. Các dàn hợp xướng này thực hiện khoảng 300 buổi hòa nhạc và trình diễn mỗi năm với lượng khán thính giả trên dưới nửa triệu người. Mỗi nhóm dành khoảng 9 đến 11 tuần trong năm học để đi biểu diễn. Họ đến hầu khắp các thành phố châu Âu, và cũng là những vị khách thường xuyên của châu Á, Úc và các nước châu Mỹ. Mỗi nhóm được đặt tên theo những nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo từng gắn bó với lịch sử phát triển của cả dàn hợp xướng là Bruckner, Haydn, Mozart và Schubert và trình diễn rất nhiều tác phẩm âm nhạc của họ.

Kể từ những năm 1920, dàn hợp xướng không ngừng thu thập các bản nhạc trong suốt cuộc hành trình của họ. Một trong những mục tiêu giáo dục là giới thiệu cho các cậu bé những phong cách âm nhạc khác nhau. Gerald Wirth cho biết, “Chúng tôi không yêu cầu phải chơi những bản nhạc gốc, chúng tôi tạo ra điều gì đó từ những nguồn gốc, nguyên văn, sổ sách ghi chép của chính chúng tôi. Chúng tôi cố gắng trung thành với bản gốc và sử dụng chúng với sự tôn trọng”. Những năm 1970, dàn hợp xướng bắt đầu trình diễn những bản acappella các bài hát của Beatle. Năm 2002, họ đã ghi album nhạc pop đầu tiên, trình diễn các bài hát của Madonna, Celine Dion, Robbie Williams và trở thành CD bán chạy nhất được đề cử cho giải The 2003 Amadeus của Áo…

Rất dễ kiếm những CD của Vienne boys Choir tại Việt Nam. Nhưng chắc chắn, cơ hội để lắng nghe trực tiếp thực sự là hiếm có, bởi đây là cơ hội để mọi người có thể tiếp xúc với một nền văn hoá thế giới.

Chu Minh Vũ- photo Lukas Beck

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2008

Hot News

Việt Nam thiếu dược sĩ trầm trọng (tại nó đi làm báo roài, híhí)

Theo thống kê mới nhất của bộ Y tế, tổng số dược sĩ đại học và sau đại học ở nước ta là 7.870 người, chiếm tỷ lệ 0,9/10.000 dân, trong đó dược sĩ đại học làm việc trong các cơ sở y tế nhà nước là 3.697 người, chiếm 0,42/10.000 dân.

Như vậy, nếu so với chỉ tiêu chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010, Việt Nam phải phấn đấu có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân, con số 0,9/10.000 hiện nay là quá thấp.

Ch.Giang

(http://sgtt.com.vn/Detail31.aspx?ColumnId=31&newsid=39914&fld=HTMG/2008/0904/39914)


Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2008

Vườn đêm

Có khi nào trăng rớt xuống lòng không...

Có khi nào sương rơi mềm mi cỏ...

Có khi nào trong vườn khuya đầy gió...

Hoa dạ hương cởi áo xuống thềm


Có khi nào em nhẹ những bước êm

Mùi dạ hương vương đầy trên thân thể

Có khi nào em nõn nà như thế

Trên da sương đôi giọt lấp loáng trăng


Đêm như ôm bao bọc khối tình chung

Cuộn vào lòng những gì trong trắng

Chỉ phập phồng tiếng yêu trong tĩnh lặng

Hình như tim đang chực lén trao nhau


Trăng trên đầu có treo suốt đêm thâu...

Sương có đọng mãi đầu ngọn cỏ...

Giấc mơ đêm có đâm sâu vào gió...

Biết lúc nào ngã gục tiếng thở nhau

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

Đêm nghe tiếng mưa




Nhớ 6 năm trước. Mỗi cơn mưa rầm trên mái là phải cố nằm co ro lại trên giường. Căn phòng chừng 10m2, một mình. Ngày đó còn là sinh viên năm cuối, thuê nhà với giá 700 ngàn một tháng. Cơn mưa xuống báo hiệu bằng những tiếng lộp độp trên lá dừa ngoài cửa sổ. Rồi đến tiếng lục cục nối đuôi nhau mau hơn trên mái nhà. Nửa đêm. Mưa. Không gian ẩm ướt từ bốn bức tường vôi đến sàn nhà láng xi măng. Mùi ẩm ốc theo hơi nước ướp chặt chăn màn. Rờ đâu cũng thấy ẩm… Mưa to, ngoài vườn nước bắt đầu không còn chỗ mà rúc vào đất sũng, dâng lên vào cột nhà. Dăm bữa nữa thôi là tường sẽ xanh rêu hoặc đám dương xỉ non. Còn cây cột nhà, khôn thì mọc ra mộc nhĩ mịn như nhung, còn ác độc là những cây nấm vàng lừa lọc. Tôi sợ những đêm mưa bất tử, hoặc dai dẳng thời gian đó. những vệt nước rỉ từ mái nhà dột, lan theo chỗ trũng của trần cót ép về phía góc tường. Nơi ấy, màu tường vôi đã loang vết ố của bao nhiêu cơn mưa khác , vệt nước chảy dài xuống nền nhà. Chậm rãi, chậm rãi … vừa lăn vừa ngấm vào da thịt ngôi nhà. Vệt nước để lại như nước mắt vậy.

Hai năm trước. Căn hộ thuê giá cao hơn tận 2 triệu rưỡi ở một khu chung cư ngay gần trung tâm rộng rãi hơn. Có phòng ngủ rộng 20m2. Có phòng khách cũng rộng chừng đó. Có căn bếp có bàn ăn và tủ lạnh. Có cả chỗ để xe máy trong nhà và có thể kê thêm một cái tủ để giầy to đùng nữa. Tuy gần trung tâm nhưng khu chung cư bị con Thuỷ béo trêu là ngoài đê, còn nhà nó ở tận Bưởi nhưng vẫn là trong đê. Đâu có sao, miễn là tiện đi lại. Hơn nữa cần chỗ đi về, ấm cũng, yên ổn và che mưa che nắng. Những cơn mưa đến rồi đi, không làm tỉnh giấc ngủ yên bởi phòng ngủ nằm trong, đến sóng điện thoại còn chập chờn huống chi tiếng mưa còn nhẹ hơn cả tiếng thở đêm. Đôi khi, có những khuya thức, chợt có mưa về, thấy ôm ấp đến dịu dàng. Đều đều lẫn tiếng dễ rích rích mà tìm được vào giấc ngủ…

Còn nhớ có đêm mẹ ra. Mẹ ngủ sớm như thói quen từ khi Bản tin cuối ngày hiện lên. Thường thì trước khi đi ngủ, mấy mẹ con ngồi co ro trong phòng khách uống trà chuyện phiếm. Mẹ ngủ rồi thì con trai leo lên giường bắt đầu những thói quen đêm, mắt tỉnh queo trước màn hình laptop. Mưa về, cơn mưa ấy sầm sập như hành quân, đổ nước như trút bên ngoài khu chung cư yên bình. Tivi mở những kênh sóng quốc tế, diễn biến thời cuộc như chẳng liên quan gì đến thời tiết hết. Mẹ tỉnh giấc vì tiếng động mưa bão bất thường, nhỏm dậy ngó ra hiên nhà xem có lỡ để quên quần áo không? Ngoài trời mưa to khiếp, nước chảy vào ống thoát nước tầng thượng cũng không hết trào ra những vết nứt toác của ống sành, đổ xuống dần oàng oạc tức giận. Nước trên con đê chắc cũng đang đổ xuống. Cống thoát ra sông Hồng dâng lên ức nghẹn. Cả sân chơi khu chung cư nước ngập trắng, lấp loáng đèn… Mẹ gọi tôi dậy, báo động nước đã ngấm qua kẽ hở của kệ cửa xây cao ngăn nước lũ… Lần đầu tiên biết thế nào là ở ngoài đê vì đã lâu sông Hồng không bị ngập nước. Nước tràn vào nhà nhanh chóng, trong veo trên nền đá hoa như không có gì, nhưng thực ra xâm lấn và báo động sẽ tràn nhanh chóng vào đến phòng ngủ, phòng khách. Mẹ bắt đầu lao ra lau, tát, dùng những thứ giẻ lau có trong nhà để chặn những lưỡi liếm của dòng nước. Trong nhà có rất nhiều thứ vứt chất đống trên sàn. Sách báo, giầy dép, các ổ nối cắm điện. Những hộ tầng 1 xung quanh đều như nhà tôi, bật dậy, đèn đóm sáng choang. Ba mẹ con thi nhau dọn dẹp và tát nước. Thức nguyên đêm với cơn mưa. May mắn lần nhớ đời ấy mưa cũng dứt sớm, không đến nỗi phải lội nước trong nhà hoặc đi thuyền ra ngõ. chỉ buồn cười là quần xắn móng lợn, tay cầm hộp cầm gáo tát nước. Hoá ra, lúc tát nước, cái hót rác là thứ hữu dụng nhất… Hai mẹ con vừa dọn nhà vừa nhớ cảnh bao lâu lắm rồi, còn tát gầu giai bên bờ mương hồi nào.

Đêm nay lại mưa. Cơn mưa giống hôm qua, cứ chừng 1 giờ sáng lại sầm sập ngoài cửa kính. Tiếng mưa gõ lên mái tôn nhà đối diện như báo động vậy, ào xuống khung cửa kính. Ngoài kia tối đên, chợt loá lên ánh sáng trắng giật loè rạch ngang trời. Mưa rất to, cảm giác như muốn cuốn trôi bay tất cả vào ống thoát nước bên ngoài. Nhà mới, hai mặt của phòng ngủ tôi là cửa kính, nước bám đầy nối đuôi nhau rửa trôi mặt ngoài. Hồi mới về, việc đầu tiên là lắp lại mái tôn cho tầng thượng, thậm chí còn bịt kín chuồng cọp và tôn hai bên vách, chỉ để hở mỗi phần lan can trồng cây. Giờ đây cây leo đã xanh um mặt ấy. Hoa sao, hoa lan vàng, hoa cát đằng xanh ươm. Mưa như lau lá non lấp loáng nước mát mẻ. Mưa hắt vào ban công những cơn gió mang hạt nước li ti mát rượi…

Nửa đêm bị dựng dậy bởi những cơn mưa. Ngoài động tác chạy dọn ban công và đóng cửa sổ là hết. Là bắt đầu thần người ra nhìn ra bên ngoài. Ngoài kia, mưa ướt những mái ngói mờ rêu của xóm nghèo Hà Nội. Mưa rũ bụi lam lũ của đám hoa chậu còi cọc và thèm thuồng nước nguồn. Mưa làm đêm hoang vắng đi, ẩn tất cả vào bóng tối. Đêm không trăng sao. Không ánh đèn thảng thốt vì nước. Mưa cách biệt những khối bê tông dựa vào nhau san sát, nối những giọt nước rũ rượi vào nắp cống tham lam. Tường nhà không lưu luyến ẩm ướt. Sáng mai thôi, nắng ban mai lại xoá sạch dấu vết của cơn mưa ban đêm này…

Tôi vẫn giật mình trong đêm mưa. Nhớ trằn trọc những đêm nơm nớp trong căn phòng cấp bốn mười mét vuông ngày sinh viên. Nhớ mẹ và buổi tát nước không có trăng vàng ở khu chung cư ngoài đê. Nhớ những giọt nước hắt vào trong đêm mưa mát rượi…

Giờ đây trong đêm mưa. Trong căn phòng trắng, đằng sau những tấm kính ứơt nước mưa là không khí đặc quánh khói thuốc lá. Có tiếng lách tách của bàn phím đều đều xen lẫn tiếng quạt máy lầm lì. Tôi biết, trong này là 32độ C, chỉ cần mở cửa kính ngoài đầu giường tôi thôi, hơi mát lạnh trong lành của đêm mưa sẽ ùa ào lấp đầy, xoá sạch những tàn dư của thời gian xung quanh tôi. Thò tay ra ngoài vùng không gian đen xôn xao tếng mưa đêm kia, nước mưa sẽ quấn quýt nắm lấy tôi. Tôi sẽ về với ngày xưa, về với mẹ, về với thời sinh viên trong lành. Thậm chí về xa hơn, về những ngày dầm mưa đi học, về với thủa tắm mưa sũng sượi, về với mùi đất bùn, mùi hoa sen và tiếng dế kêu đêm….

Nhưng tôi biết, tôi đã đổi ngày hôm nay bằng nhiều thứ. Đổi để được những đêm mưa bình tâm thế này.

Post tiếp hình Hoa hậu, đắt hàng quá




Chào em chào xinh tươi.


Thứ Tư, 3 tháng 9, 2008

Hoa hậu đích thực




Em- Sakê

Em là hoa hậu đích thực

Hoa hậu không cần bằng trung học. Em vẫn xinh nõn nà

Yêu em

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2008

nhảm Tân Hoa hậu (Chơi công bằng phát)




Thề với thiên hạ là em ủng hộ em Thuỵ Vân đăng quang cơ. Tính em không thích các bạn gà gà, chạy bộ, chân to, thịt dai. Em thích Thuỵ Vân vì giọng ngọt Hà Nội, trắng trẻo thơm tho. Có cái gì đó quý phái và sang trọng, lại có phần trí thức (Thực ra thì không khoái câu trả lời văn chương của em í bằng câu thật thà của Bé đen Thu Hằng. Nhưng mờ dân Ngoại thương thì đúng là giỏi thật). Với lại môi trường của em í là Hà Nội, rồi Ngoại thương, ắt hẳn sinh ra một thiếu nữ thông minh, sắc sảo và hiện đại.


Nhưng với em Tân Hoa hậu. Đúng là về cái đầu thì em ấy thua quá... Nhưng về nhan sắc thì đúng là được. (Người ngợm đầy hoành tráng, cao ráo...) Với quả hình áo dài này thì đúng là chuẩn đấy. Thích phết. Mặt có nét gì đó thanh tú và trong sáng. Gout thẩm mĩ cũng được. Nhất là mái tóc dài ăn điểm phết (Mình ghét tóc dài, tối ngủ nhìn như ma í. Nhưng với cô cao cao này mặc áo dài thì đúng là đáng ngưỡng mộ). Tuy thế giết chết thằng nào make up em nó đêm chung kết. Xấu và già quá. Cài nguyên cái phao câu gà trống đằng sau, trông nặng nề khiếp.


Thôi, đằng nào em í cũng đăng quang rồi. Hy vọng Thuỵ Vân được cử đi thi cuộc thi quốc tế nào đó mà đăng quang gỡ gạc. Còn Hoa hậu nó có số rồi. Rớt trúng Mai Phương thì Hoàng Oanh đẹp thế nào cũng chịu. Lần này Vương miện rơi đánh cốp vào cô Dung (ối mẹ ơi, chúng ta có cả thủ tướng và Hoa hậu cùng tên tiếng anh là DUNG. hêhhe). Đành thương và ngắm cô ý thôi. Hôm nay cô Thuỷ Hoa hậu 94 nói rồi, vài năm nữa, chả còn ai nhớ đến Á hậu nữa đâu.


Cô Dung là hoa hậu thứ 10. Chắc chỉ chịu nhìn hình trên mà an ủi thôi


(thích cả áo dài lẫn dạ hội em Thuỵ Vân. Sang và giàu quá. Nhưng sao tui mâu thuẫn quá đi, tui thích cái áo giản dị này của em Dung).


Chết mất.


Vài năm nữa nếu em này mà xinh lộng lẫy như hình này. Thì đúng là phải cảm ơn bác Kỳ Anh nhìn xa trông rộng hỉ. Bác tinh vãi ra



PS: Các em gái 9X chú ý.


Trung tâm Dự báo Hoa hậu cho biết, theo đường lối phát triển của Hoa hậu nước nhà, Hà Nội- TP HCM- Hải Phòng... là 3 thành phố trung ương đã lần lượt có gái đăng quang. Năm nay, cơn bão Hoa hậu đã lan đến thành phố thứ 4 (mới nhá) trong cả nước là Đà Nẵng để xứng với quy mô phát triển vũ bão của thành phố cũng như thanh niên thành phố.


Dự báo trong thời gian tới, Các em 9X Cần Thơ hoàn toàn có cơ hội để đăng quang trong một dịp "Năm du lịch sông nước", "năm môi trường 9 rồng", "năm tình yêu cây lúa nước", "lễ gieo sạ" hay "QUốc gia ăn trái cây"... chẳng hạn. Cơn bão Hoa hậu quốc gia chắc chắn sẽ cố tìm ra một em trên 1m75 để ấn bằng được cục vàng vương miện vào đầu.


Vì thế nên khuyến cáo các em nên đi bơi nhiều (quá được, gần sông). Chạy lên cầu Cần thơ (Sắp xong rồi, chạy nhiều cho chân nó săn chắc), hoặc tập xà đơn.... phát triển chiều cao. Cứ trên 1m75 là liên lạc ngay với Đoàn Hội cấp phường xã. Nếu gấp quá thì chạy lên thẳng Uỷ ban nhân dân thành phố, gặp chú (bác ) gì cũng phải gọi là gặp anh Chủ tịch... Anh í sẽ hết sức tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu không thì sẽ có Tổng giám dick ngân hàng nôgn thôn nào đó sẽ gây áp lực giùm.


Không cần cố phải thi đại học đâu (vì nếu đăng quang sẽ đi du học ở Mỹ hoặc Anh. có các chị cựu hoa hậu ở bển chuẩn bị thành lập Hiệp hội Hoa hậu ngoài biên giới, giúp đỡ và nâng cấp các đàn em). Nhưng quan trọng nhất là chuẩn bị học tiếng Anh đi là vừa. Học cho tốt tốt tí mà còn đi thi quốc tế thay đổi số phận (Báo chí chỉ cần em lên kênh quốc tế phát là bốc thơm em ngay thôi. Nhưng đừng có ton ton chạy vào Hoa hậu bạn nếu nó đăng quang giống em Huyền và em Thuý nhá, ranh lắm)...


Cố lên cố lên. (nếu đăng quang nhận vương miện thì nhớ kiểm lại số hạt xoàn trên đó nhé. Có thiếu thì liên lạc chị Thuỳ Dung hoặc bác Kỳ Anh)... hehe


Thề sẽ viết blog ca tụng em.