Thứ Năm, 21 tháng 6, 2007

Entry for June 21, 2007- 21.6

"Thị hiếu của độc giả rất ảnh hưởng đến bài viết của tôi" 21-06-2007

(Sức trẻ VN) -- Là sinh viên trường Dược, nhưng âm nhạc đã lôi kéo anh đến với nghề báo. Từng viết rất nhiều bài báo về các sao “hot”, chạy qua giai đoạn “thị trường”, càng ngày cây bút của anh càng trở nên sắc sảo, được cả giới phê bình lẫn người đọc khó tính công nhận. Rất nổi đình nổi đám ở Sinh viên – Hoa học trò, sau đó xuất hiện rất ấn tượng bên cạnh đạo diễn Việt Tú với tư cách là biên tập âm nhạc của chương trình “Con đường âm nhạc” của VTV3, hiện giờ Chu Minh Vũ là phóng viên của báo Thanh Niên, nơi anh có thể thỏa sức thể hiện nhiệt tình của mình với nhạc Việt và tình yêu với âm nhạc và báo chí.

Theo anh, một nhà báo thành công trong lĩnh vực viết về âm nhạc cần có những yêu cầu gì?

Trước tiên phải có một kiến thức nền tảng nhất định về báo chí và âm nhạc. Họ vừa làm công việc của một nhà báo vừa là một nhà phê bình. Tuy nhiên những phê bình âm nhạc trên báo chí không quá hàn lâm và chuyên môn như những nhà phê bình trên các tạp chí chuyên ngành.

Theo tôi để thành công trong nghề báo trước hết bạn phải có được một khối lượng độc giả của riêng mình, được sự tin cậy của giới chuyên môn trong cả hai ngành nghề báo chí và âm nhạc. Để đạt được yêu cầu đó cần cả một quá trình và thời gian cho bạn khẳng định.

Tiếp xúc với các sao “chảnh”, anh xử lý như thế nào để đạt hiệu quả trong công việc?

Theo tôi nhận xét các ca sĩ lớn thường tin cậy và rất thân thiết với những phóng viên của riêng họ. Có được mối quan hệ như vậy đơn giản họ tin cậy và cởi mở lẫn nhau. Họ thường tìm thấy tiếng nói chung, quan điểm trong âm nhạc cũng như trong cuộc sống. Bởi vậy những mối quan hệ báo chí - nghệ sĩ được giải quyết khá đơn giản.

Tuy nhiên, với những nghệ sĩ mình chưa có mối quan hệ như vậy, tôi thường cố gắng chuẩn bị một cuộc tiếp xúc đầu tiên ấn tượng và nhiều thiện cảm. Ấn tượng đầu tiên khá quan trọng. Nếu như sự quan tâm cũng như hiểu biết của mình còn hạn chế, chắc chắn nghệ sĩ sẽ không có hứng thú để làm việc ngay lần đó, đương nhiên là không có những cuộc hẹn lần sau suôn sẻ. Bí quyết của tôi chính là sự hiểu biết của mình về bản thân từng ca sĩ, công việc của họ cũng như những kiến thức trong ngành giải trí.

Một ngày của một nhà báo chuyên “chạy tin” về âm nhạc?

Không có những ngày cố định với lịch làm việc. Thói quen của tôi lớn nhất cho công việc hàng ngày là đọc báo vào buổi sáng và nghe nhạc vào buổi tối. Tôi đọc rất nhiều báo giới hạn trong một cuộc café sáng.

Thói quen sưu tập băng đĩa nhạc của tôi có từ thời học trò, bởi vậy cũng khá dễ dàng trong công việc sau này. Tôi gần như mua đĩa xịn của tất cả các ca sĩ lớn nhỏ, trong nước và quốc tế. Gần đây, ngành âm nhạc châu Á đang lên nên cũng khá tốn tiền vào việc mua và xem nhạc châu Á.

Rảnh hơn nữa là xem phim, đọc báo nước ngoài, đọc sách và lướt web. Gần đây tôi mất rất nhiều đêm trắng cho việc ngồi lọ mọ load nhạc từ Internet. Tôi đã tìm thấy nhiều tác phẩm và bản ghi âm cũ và hiếm từ kho tàng này. Thật thú vị… Có thể nói âm nhạc ban đầu là sở thích cá nhân, nhưng sau này nó đã chi phối tôi vào nghề báo và chi phối luôn một ngày bình thường của tôi.

Nhiều ý kiến cho rằng “gu” thưởng thức âm nhạc của phần lớn bạn trẻ ngày càng dễ dãi, anh nghĩ sao?

Tôi nói điều này có thể làm nhiều đồng nghiệp không hài lòng, nhưng chính tôi thấy, gout nghe nhạc của chính các nhà báo trẻ càng ngày càng dễ dãi. Tôi thấy có quá ít đồng nghiệp nghe nhạc một cách có hệ thống hoặc bỏ tiền ra mua đĩa. Một mặt khác chính các đồng nghiệp đã đánh giá quá thấp gout âm nhạc của độc giả và họ tiếp chuyện âm nhạc trên báo chí khá hời hợt và dễ dãi.

Chính tôi khi đứng tên công việc biên tập âm nhạc của chương trình “Con đường âm nhạc” hay khi biên tập album riêng cho các ca sĩ, tôi đã nhìn thấy rằng, cứ làm một sản phẩm có tính thẩm mĩ âm nhạc cao, cẩn thận và có đầu tư, sự thu hút cũng như mức độ yêu thích của khán giả sẽ cao hơn rất nhiều. Khán giả có nhiều tầng lớp nhiều trình độ, nhưng họ đều có ý hướng đến trình độ cao hơn mặt bằng. Chúng ta làm nghề gì cũng nên nhìn lên chứ không nên nhìn xuống. Tôi chưa bao giờ đánh giá thấp khán giả, chỉ đánh giá thấp những nhà báo và nghệ sĩ dễ dãi trong công việc của họ mà thôi.

Thị hiếu của khán giả @ có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi bài viết của anh?

Bạn có nghĩ chính tôi là một khán giả @ không? Tôi tự xếp mình là một sản phẩm của nhạc Việt đấy. Chính những ca sĩ nhạc sĩ Việt Nam đã hấp dẫn tôi và đưa tôi vào nghề báo. Thị hiếu rất ảnh hưởng đến bài viết của tôi, vì công việc làm báo bắt buộc tôi phải phục vụ nhu cầu của họ. Đó là nguyên tắc. Tôi thích gì, thấy gì sẽ thể hiện điều đó, bám sát với đời sống âm nhạc. Tuy nhiên, cũng có nhiều lúc tức cảnh sinh tình, thấy một bài hát hoặc ca sĩ quá dở lại đang làm trò lớn, một bài báo của đồng nghiệp có quan điểm lỏng lẻo và thiếu thuyết phục, thế là lại viết…

Nhiều ca sĩ phàn nàn rằng: các nhà báo âm nhạc viết về âm nhạc nhưng lại thiếu trình độ chuyên môn nên họ chưa thể đánh giá vấn đề âm nhạc một cách chính xác. Anh đánh giá như thế nào về ý kiến này?

Điều này chính xác. Tôi lấy ví dụ gần đây có rất nhiều người tung hô cô sinh viên Hà Linh trong vòng loại Sao Mai 2007 chẳng hạn như một hiện tượng. Tôi chỉ thấy đó là một hiện tượng bắt chước ca sĩ chuyên nghiệp một cách liều lĩnh chứ không phải là một hiện tượng âm nhạc như sự xuất hiện của Mỹ Linh tại SV96 hay Quang Linh trong CLB Bạn yêu nhạc. Vấn đề là nhiều người đã coi những cuộc thi âm nhạc như một sân chơi chuyên nghiệp đầy kỳ vọng nhưng với tôi nó chỉ giống như một ruộng mạ. Gieo hạt và nảy mầm. Cây mạ tốt nhưng để thành cây lúa trĩu bông còn rất nhiều vấn đề nữa. Chính nhiều nhà báo đã cho các ca sĩ những hào quang ảo tưởng…

Tôi cũng… đến chịu các nhà báo viết nhạc R&B thành A and B, viết sai tên nhạc sĩ, tên bài hát… Đấy là những kiến thức đơn giản nhất, và nếu không nắm chắc có thể tra cứu… Tuy nhiên, giới văn nghệ sĩ cũng phải thông cảm là nhiều nhà báo … chỉ là nhà báo, họ không phải là những người có thể sinh sát công việc của họ được đâu. Sự nuông chiều nhà báo cũng là một “tội” của ca sĩ. Hãy bình đẳng và đối thoại đi... Mặt khác, tôi nói thật, chỉ cần một người có kiến thức một chút, đọc một bài báo có thể nhìn thấy trình độ của nhà báo mà thôi.

Nếu nói một câu về nghề báo, anh sẽ nói gì?

Nghề báo đã mở cho tôi nhiều cánh cửa tương lai.

Chúc anh thành công và mãi giữ được lửa cho ngòi bút của mình!

Nguyên Anh - Sức trẻ Việt Nam (thực hiện)

Cám ơn nhiều vì sự hợp tác của anh.

http://suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Default.aspx

http://suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=39066

http://suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=39077


10 nhận xét:

  1. hâm mộ hâm mộ

    Trả lờiXóa
  2. viết bài sâu sắc, trả lời sắc sảo, sống hay... anh sinh ra là để làm báo anh Vũ ạ.

    Trả lờiXóa
  3. С.Ф.Ν.G H.Ї.Ё.Цlúc 02:40 21 tháng 6, 2007

    chúc mừng ngày nhà báo với anh Mít>:D<

    Trả lờiXóa
  4. o HHT e chi thich moi a va chi Minh viet ve nhac thoi

    Trả lờiXóa
  5. à ko biết anh Vũ có bài I SWEAR mà không phải của ALL4ONE hát đâu, em nghe giai điệu rất cũ, như kiểu nhạc thập niên 70 ý, em tìm trên net mà không có bản tiếng anh cũ cũ này, chỉ có thêm bản tiếng TBN, nếu anh có cho em xin được không. Thanks.

    Trả lờiXóa
  6. chuc' anh se~ con` dat. nhieu` thanh` cong hon nua~!

    Trả lờiXóa
  7. trả lời thông minh mà lại chân thật...hâm mô,hâm mộ :))

    Trả lờiXóa