Up vui vui một quả hình test.
Đây là shot đầu tiên đang thư giãn thử máy với Hiền Thục
Kết quả của 1 ngày Bát Tràng, vui
Hình đẹp và bắt đầu vào edit
Chuẩn bị đưa ra một loạt hình ảnh mới cho cô gái này
Photo by Samuel Huang
Dưới từng lớp bụi mờ của trái tim
Báo giới âm nhạc 29-08-2006
|
Nhạc sĩ Tuấn Khanh - nhà báo âm nhạc tinh nhuệ |
Nở rộ cùng nhạc trẻ Việt thời Vàng là một đội ngũ đông đảo các ký giả âm nhạc
Họ vào cuộc đúng lúc. Thực ra chính tình trạng đầy ắp sự kiện nhạc trẻ đã sinh ra họ. Đó là vào khoảng năm 1996.
Năm ấy, cùng với sự khai sinh tờ Thế giới âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ VN, và sự sống lại của tờ Sóng Nhạc ở Hội Âm nhạc TP.HCM, nhiều tên tuổi viết về nhạc trẻ đã ra đời. Cũng chẳng phải họ được đào tạo chuyên biệt để thành cây bút nhạc trẻ, mà phần nhiều được "chuyển biên chế" sang hẳn âm nhạc thay vì viết văn hoá văn nghệ chung chung.
Ở ta, đến tận giờ vẫn chưa chi li phân ngạch ca, vũ, nhạc, kịch, thi, họa... có khi một người đảm nhiệm tất, kiểu tinh thông nho y lý số thời xưa. Sẽ không có nhiều chuyện để nói về các nhà báo chuyên phê bình hội hoạ hay nhiếp ảnh, nhưng tầm ảnh hưởng của báo giới âm nhạc đến chính nền nhạc trẻ của chúng ta là có thực, rất lớn là đằng khác.
Trong số những cây bút nhạc trẻ Việt sung sức nhất, chúng tôi muốn nhắc đến Tuấn Khanh và Hải Ninh. Cả hai đều là dân nhạc, không tay mơ như phần đông còn lại. Cả hai đều xông xáo, viết nhiều, viết đều, và trở thành hai cái tên đáng nhớ.
Thời ấy, cả hai đều ở báo Tuổi Trẻ, làm hết việc thì "đánh thuê" cho báo ngoài. Họ, chính họ, đã gây được một làn sóng yêu nhạc Việt nơi giới trẻ và nhận được sự tin cậy của bạn đọc khắp nơi. Tuấn Khanh, thậm chí còn trở thành một thứ thủ lĩnh tinh thần cho phong trào nhạc trẻ sinh viên, quyết liệt giành sân chơi cho họ.
Một số cây bút trẻ nổi lên sau đó như Phạm Thị Thu Thuỷ, Trung Nghĩa, Chu Minh Vũ, Nguyễn Minh... cũng góp công cuộc chấn hưng nhạc Việt. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi cách nghĩ cách nhìn khác nhau, họ làm việc hết lòng như những tình nguyện viên cổ động.
Khởi đầu là việc viết bài giới thiệu gương mặt, tường trình đêm diễn, rồi tiến tới phê bình, lý giải các hiện tượng, các trào lưu, chấn chỉnh những sai lệch. Họ đều đáng được ghi công một cách hoàn hảo, nếu không phải vô tình trở thành mồi lửa cho cái, gọi là "quyền lực báo chí".
Cụm từ này mới xuất hiện đây thôi. Nó vừa có tác dụng cảnh báo những người làm nghề nhạc, nghề ca là chớ xem thường báo chí, lại vừa khuyến khích báo giới thi triển sức mạnh của mình.
Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu ngầm hay công khai giữa hai giới văn nghệ và báo chí văn nghệ, kẻ thiệt lại là người đọc. Vâng, người đọc. Họ thường xuyên phải sống trong cảnh nhiễu sóng, không phân biệt được thực ảo, và trong không hiếm trường hợp, họ mất lòng tin vào báo, xem như giới lộng giả thành chân. Mọi thiện ý bị xoá mờ.
Phân tích cho hết lẽ những ưu khuyết của một nền báo chí nhạc trẻ non dại cũng mất nhiều thì giờ. Chỉ xin kết bài bằng một nhận định có thể sẽ gây sốc: nhạc trẻ Việt chưa bao giờ có nổi một luồng bình luận viên đúng nghĩa. Và những người làm nhạc trẻ, hát nhạc trẻ vẫn chỉ dám coi báo giới như những thông tín viên không biết mệt, chứ chưa dám tin họ như những kẻ soi đường.
Theo Thể Thao Ngày Nay
http://suctrevietnam.com/Web/TinTuc/Content.aspx?distid=15755
Hôm nay được bạn gửi cho link này mới biết. Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà báo chuyên viết về âm nhạc. Bởi khi chưa có kiến thức âm nhạc, đừng bao giờ dám gọi là người viết về nó tốt. Muốn trở thành một nhà báo âm nhạc tốt, trước hết phải có kiến thức âm nhạc tốt hơn cả một người làm âm nhạc
Tôi công nhận và thường theo dõi bài viết của các anh Tuấn Khanh, Quốc Bảo, Trần Minh Phi, Hải Ninh... suốt thời học sinh sinh viên của mình. Ngày ấy tôi không nghĩ các anh ấy là nhạc sĩ mà chỉ nghĩ họ là những nhà báo thật xuất sắc khi viết về âm nhạc. Bởi thế, sau này tôi càng không bất ngờ khi họ trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng...
Còn nhớ trong thời kỳ học hỏi Vũ Quang Trung, Trần Thu Hà, Huy Tuấn, Tấn Minh... tất cả mọi người đều khuyên tôi nên thi tiếp Lý sáng chỉ - Nhạc viện. Lúc ấy, Tấn Minh còn tình nguyện làm giáo viên riêng môn Ký xướng âm, một môn khá khoai. Chỉ tiếc lúc đó khôgn nhiều năng lượng để thực hiện. Giờ nghĩ lại vừa tiếc, vừa coi như là một quyết định mang tính số phận.
Thêm nữa, khi thực hiện chương trình Con đường âm nhạc. Tôi có nói với Việt Tú về việc cùng nhau xây dựng nên một chương trình dành riêng cho dân chuyên môn âm nhạc và nhà báo âm nhạc. Phải thực hiện được một show gây hứng thú với 2 đối tượng này, mới có khả năng dành chiến thắng trong lòng khán giả. Bởi hơn ai hết, hai đối tượng này mới quyết định chính sự quay lưng hay không của khán giả với Nhạc việt. Đáng tiếc, chúng tôi không còn đủ khả năng và cơ hội để dài hơi với chương trình. Tuy nhiên, với 5 số đầu tiên của Con đường âm nhạc, chúng tôi không ân hận và hối tiếc một điều gì. Và tất nhiên, tôi thoả được một phần để trở thành một người làm âm nhạc thực sự.
Này là Gió, Gió giật cuồng phong, giật em về phương trời ảo vọng. Góc trời đó em được yêu thương, được hờn giận nhưng không âu lo và bất an
Này là Mưa, Mưa rửa trôi ưu tư. Mưa hờn giận, Mưa vùng vằng, Mưa ào qua mảnh đất đang cằn khô.
Này Gió, Này Mưa. Mưa Gió quấn quanh em Bão bùng Giông tố. Em sợ Bão, sợ Gió và Mưa giật phăng em đòi cuốn em vào Mưa vào Gió. Em không thể hay em không biết Mưa hay Gió là bình an? Hay tất cả lại cuốn em vào cơn bão bùng đau đớn
Kìa GIó, xin Gió hay trôi đi, ngưng lại trên vết thương thời gian. Gió thổi theo mây, theo hoang hoải của những giấc mộng tuỳ phong đi Gió. Gió trả em về con Mưa
Kìa Mưa, Mưa ở lại thì thầm thấm đất. Mưa nhẹ rây rắc lá non trên những tàng cây khô. Mưa ẩm hạt mầm em vươn lên mãnh liệt