Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

Vĩnh biệt cây tràm cổ thụ




Tiễn đưa về cửa biển

Những giọt nước lìa nguồn

Đôi tâm hồn cô tịch

Nghe lắng sầu cô thôn

Dưới trời mây heo hút

Hơi vọng cổ nương bờ tre

bay vút

Điệu hò... ơ theo nước chảy chan hòa

Năm tháng đã trôi qua

Ray rứt mãi đời ta

Nắng mưa miền cố thổ

Phong sương mấy độ qua đường phố

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê.

Vĩnh biệt tác gia Sơn Nam.

Kính trọng và ngả mũ tiễn biệt ông.

Sáng nay đọc bài của nhà báo Võ Đắc Danh, thấy nhiều đoạn thấm quá. Xin trích lại coi như tư liệu riêng

Ông nói: "Đến với văn chương để mong nổi danh thì đừng có hòng. Nền văn học của ta hơn nửa thế kỷ qua, nhìn lại ở một góc độ nào đó, coi như lấy rổ múc nước". Tôi cũng không hỏi vì sao, bởi biết tánh ông thỉnh thoảng hay "phán" ra một câu rồi bỏ ngỏ, không giải thích, ai muốn hiểu sao thì tự hiểu. Với riêng ông, ông tự xem viết văn là một cái nghề, cái nghiệp để mưu sinh, "vì vậy mà phải viết cho đàng hoàng, phải có lương tâm nghề nghiệp thì các báo, các nhà xuất bản họ mới mua của mình, độc giả họ mới đọc của mình".

Dường như với Sơn Nam, mọi thứ đều rất thực tế và rất đơn giản. Trong câu chuyện Âm dương cách trở của ông cách nay gần 20 năm, tôi vẫn bị ám ảnh một chi tiết: "Ông già hớt tóc vỉa hè bị công an khu vực xét hộ khẩu, ông nói: "Tôi sống ở đây gần trọn một đời người, chỉ biết mình là công dân của Tổ quốc Việt Nam thôi". Anh công an hỏi: "Vậy theo ông thế nào là Tổ quốc?". Ông già nói: "Với tôi, Tổ quốc là một nơi kiếm sống được bằng một việc lương thiện nào đó, không bị ai làm khó dễ, có vài người bạn chơi được, không ba trợn"



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét