Thứ Hai, 31 tháng 7, 2006

Đọc rồi đọc lại vẫn vui




Cà phê

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus

Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn




Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá ... + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng ... chan vào cafe uống ???? hết lại có thêm (kô cần xin)

Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc


Ăn trưa

Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi

Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền


Gọi điện ngoài đường

Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió

Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai


Cảm ơn

Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn

Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn


Cơn mưa

Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên

Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng


Ăn mặc

Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex

Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ


Xe máy

Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh

Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ


Giao thông

Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi

Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý


Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải

Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái


Trà đá

Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng

Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí


Ăn phở

Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa

Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê


Giầy vớ

Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ

Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày


Con đường:

Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách

Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm


Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau


Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"

Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"


Dao dĩa: Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa" với người bồi bàn

Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa

Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa


Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"

Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì saỏ"

Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"


Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave...

Cave Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"

Cave Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nhạ.."


Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"

Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!

Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!


Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa

Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"

Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"


Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về

Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"

Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!"


Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi...

Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền

Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền


Giữ xe hàng quán:

Hà nội: Giữ xe miễn phí

Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"


Uống bia

Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn

Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa


Karaoke:

Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ

Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ


Xôi:

Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ

Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi


Phở:

Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy

Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)


Siêu thị:

Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực

Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình


Nhà sách:

Nội : Nhân viên hách dịch

Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi


Chùa chiền:

Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa

Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh


Tào phớ:

Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!

Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài


Chè:

Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ

Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút


Cắt chanh:

Hà Nội: Bổ ngang

Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa


Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước

Hà Nội: Fẹc đoẹ mịa @%$^&*

Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi... chờ đèn xanh tiếp


Cây xanh:

Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo

Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai


Nước canh rau muống:

Hà Nội: Sấu, chanh

Sài Gòn: Me, chanh


Tán gái:

Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ

Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán


Cuối tuần:

Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi

Sài Gòn: đi ăn tiệm


Chất chơi và chất chiến

Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.

Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???


Chợ tình

Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông

Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca


Xe

Nội : hiếm gặp những xe đời cũ

Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố


SG: chả ram , chả giò

HN: nem rán


Vá xe

Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm... em xin 5 ngàn thôi

Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho


Hồ

Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to

HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại


Xe khách

Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy

Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!


Sài Gòn : Website mấy trường đại học tự làm ra

Hà Nội : Tự lấy mấy website của người ta về làm


Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề

Hà Nội: Đội nón tai bèo tà rề rề dạo phố


Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:

HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi ko để còn đốt vía nào!

SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe'' em nha.


Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):

HN: Đồ dở hơi

SG: Quân mắc dịch


Hài:

HN: Nặng về lời nói.

SG: Nặng về cử chỉ.


Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!

Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!


Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!

Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhung dễ hiểu!


Tiệm Internet

Hà-nội: ít nhưng rẻ!

Sài-gòn: nhiều mà mắc!


Nhà cửa:

Hà-nội: rộng và sâu

Sài-gòn: nhỏ và ngắn


Chào hỏi:

Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!

Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!


Về đồ ăn:

Người HN hay ăn mặn

Người SG hay ăn đồ ngọt


Phong cách sống:

Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó

Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn


Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy

Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá


Thuốc lá:

Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA

Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai


Biển quảng cáo:

Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng

Ở SG, càng hài ước càng thu hút mọi người


HN có bún chả

SG có cơm tấm


Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu

Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã



Gọi điện về việc kinh doanh:

Hà Nội: chú là con ai đấy?

SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!


Phát triển dự án:

SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?

HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?




HN: Yêu vẫn phải giữ

SG: Yêu là hết mình luôn


Giục người bán hàng gói nhanh lên:

SG: Vâng em làm ngay đây

HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!


Khi khách đến nhà :

HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ

SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi


2 người bạn nói chuyện với nhau :

HN: Tớ nói cho cậy nghe cái này nhé

SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè


Khi ai cho mình cái gì

HN: Vâng quí hóa quá

SG: Trời ơi dữ hông


Khen đồ ăn ngon

HN: Ngon tuyệt cú mèo

SG: Ngon bá chấy bò chét


Khen vật gì to:

Hà Nội: To vật vã.

Sài Gòn: Bự bành ki


HN : bắt nạt

SG : ăn hiếp



HN : mất điện, mất nước

SG : Cúp điện, cúp nước


Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương

con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện


Người SG nói: dễ hiểu

Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu



Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon

Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp



Nói về ngu:

Hà nội: ngu hết phần chó

Sài gòn: ngu như heo.



Về hoa quả:

Hà nội gọi quả táo là quả táo,

Sài gòn gọi quả táo là trái bom


Hà nội gọi quả dứa là quả dứa

Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm


Uống bia

Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly

Sài gòn: Chai của ai người ấy uống


Uống rượu:

Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh

Hà nội: Bắc cạn và không được ...giảm sóc


Khách sạn:

Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ

Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu


Sinh viên và cave:

Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave

Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên


Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:

Sông kim ngưu ở hà nội

Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn



Sài Gòn gọi là xí muội


Hà Nội gọi là ô mai



Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn

Sài Gòn: Mời cơm là ... phải ăn



nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất

HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất


Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.

HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.


Hà nội: Gội đầu thư giãn

Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ v hớt tóc máy lạnh

Thực ra vào trong đó thì như nhau



Hà Nội: nỡm ạ

Sài Gòn: quỷ sứ v đồ quỷ



Hà Nội: đèo em nhá

Sài Gòn: chở em


Sài Gòn: hun

Hà Nội: hôn


Uống Cafe

Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm

Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ


Nếu bạn gọi một ly nâu

Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen

Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa


Nếu bạn muốn uống cà phê sữa

ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạch sửu

Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạch sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là...hâm


 

Không thể không chửi thề VN AIRLINES




Những dòng sau đây được mượn lại từ blog của Mayvodanh. Xin chia sẻ với mọi người mấy ức chế của ông anh bị delay chuyến bay. Nếu 4 tiếng ở Nội bài mọi người sẽ làm gì, chẳng lẽ ăn mì tôm với uống cafe tan? Hay chạy về Cầu Giấy làm một nháy... Tất cả đều ngớ ngẩn và khốn nạn. Không thể không chửi bậy được.

Tôi cũng từng bị delay 30p, 1h, 2h ở nội bài và được nhận lời xin lỗi một cách cưỡng bức và một lon Pepsi dí thẳng vào người. Khốn nạn nhất vẫn là chuyến đi từ Huế về HN bị dồn chuyến vì ít người từ 1h sang 7h tối. Nào, một nửa ngày ở cái sân bay nhà quê xấu xí và bé tí tẹo ông sẽ làm gì. Không có chỗ để ngả lưng, không có nhiều sự lựa chọn về bò khô hay trà túi lọc là đằng khác. Đến giờ ăn, nhân viên lùa hết lên xe bus ra ăn cơm bụi. NHỤC NHÃ. Hàng loạt người chửi thề ầm ĩ. AI nghe? chỉ khốn khổ mấy cô tiếp viên mặt đấy, giấu đi đâu cái bản mặt đau khổ vì bị chửi oan bây giờ????


Bọn khốn nạn. Nếu mình đi trễ chuyến thì ăn đủ. Còn họ trễ chuyến có bồi thường cho mình không?


Xin mời nghe Mâyvô danh chửi. Muốn tham khảo bản gốc, xin mời ghé thăm trong my friend list


 





Trong thời đại này, nếu mày bị ăn cắp mất 4 tiếng đồng hồ, mày phải ngồi một chỗ, không được hút thuốc (nếu mày nghiện thuốc lá), không có internet, không thể ra ngoài được, và thỉnh thoảng mày phải nghe những lời xin lỗi ngu ngốc, việc đầu tiên mày sẽ làm gì và mày sẽ còn làm những gì cho hết 4 cái tiếng bị ăn cắp đấy?


 


Còn tao, đầu tiên tao chửi – con bà nó. Nó ở đây là cái bọn chó chết hàng không việt nam (ông ghét ông nhéo thèm viết hoa đấy!).


 


Giờ tôi mới xin lỗi bạn vì phải đọc những dòng đầu tiên với cách xưng hô cực bất nhã. Nhưng chắc chắn như thế sẽ dễ lọt tai hơn cái việc phải nghe bọn chó chết hàng không VN cứ 15 phút lại lải nhải xin lỗi trên loa: Vì lý do: kế hoạch bay thay đổi (lý do cái mả mẹ nó. Thế tại sao kế hoạch bay thay đổi? Nó giấu không trả lời – ai cũng hiểu, vì chúng nó dồn chuyến bay vắng khách, cái xứ độc quyền này nó vậy, mà nhiều thứ ở cái xứ này nó vậy), xin quý khách thông cảm.


 


Tôi nổi cáu vì bọn chó chết VNairlines, và trút nó lên trên blog, cuối cùng, bạn lại là người gánh chịu. Vì vậy, lỗi là tại bọn VNairlines mà bạn phải nghe những lời bất nhã vừa rồi. Và bây giờ, bạn biết phải làm gì rồi đúng không, hãy chửi lại bọn nó!


 


Việc tiếp theo tôi làm, bạn cũng biết rồi, đây này, đang làm đây này, soạn một cái nội dung, để tối về post lên blog.


 


Một cái sân bay mới xây được mấy năm mà trong chỗ đi đái, không có cái bục để đồ đạc. Ai đi nhẹ nặng gì cũng phải giữ khư khư cái túi đồ hoặc để nó xuống dưới sàn bẩn thỉu. Có thể kết luận, bọn nó ăn từ cái nhà đái ăn đi, thế nên làm gì mà máy bay chẳng chậm.


 


Tôi định bụng một lần nào đó đến sân bay trễ giờ cất cánh rồi nói với bọn check in: Xin lỗi các anh các chị, xin lỗi hàng không VN xem sao. Tôi đoán chúng nó sẽ nói: trễ chuyến rồi, không xin lỗi được. Tôi sẽ nói lại: thế tại sao hàng nghìn lần hàng không nhà các anh các chị làm trễ chuyến của người ta, rồi các anh các chị nói ra rả trên loa là xin lỗi thì sao? (Dĩ nhiên, vụ này chưa diễn ra, nhưng kiểu gì nó cũng sẽ xuất hiện trên một tiểu phẩm báo chí). Các bạn, nếu lâm vào tình trạng này, hãy áp dụng chiêu này giùm tôi, xem chúng nó có cứng họng không. 


 


Thôi chán quá rồi, mẹ kiếp. tôi cũng vừa ăn cắp của bạn ít phút. Và tôi sẽ không áp dụng kiểu của bọn chó chết hàng không VN, mà tôi nói: Tôi xin bạn vài phút, biết ơn bạn vài phút mà bạn đã cho tôi để chia sẻ.


 


 


Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2006

Ta đã yêu nhau chưa vậy?

Chiều nay vừa nghe cái bài hát nhiều ám ảnh ấy.


Còn ta, ta đã yêu nhau chưa? đã yêu nhau sao chiều mưa buồn thế chẳng thấy nhớ đến nhau.


 

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2006

Muốn được tắm mưa




Mưa. Hà Nội day dứt và tuôn trào những cơn mưa tức tưởi từ sáng đến giờ. Ngồi online suốt từ trưa đến giờ ở Bằng Lăng. Chẳng biết làm gì cả. Vừa ăn trưa với 2 Sao Mai và 1 cựu Sao Mai. Gặp 3 người bạn: Jun, Gia Cường nước hàng và cK. sau đó làm xong một dự án demo ... Và may mắn, cú điện thoại chờ đợi đã đến cho một hợp đồng giá cao và dài hơi. Hic, thật sung sướng .




Chẳng biết viết gì cả. Ngoài trời vẫn mưa, vẫn chưa thể đi về được. Nếu gấp máy tính lại, chui vào áo mưa và chạy trên đường liệu có ổn không nhỉ. Đang có một công việc cần giải quyết dưới hiện trường và cũng bắt buộc phải thực hiện xong vào tối nay. Tối lại có hẹn đi chơi ... Ặc ặc. Chít mất... Đi làm hay đi chơi đây.




Tại sao không được tung tăng hồn nhiên như bọn trẻ con tắm mưa ngày xưa nhỉ??????? Ơ< mà có ai cấm đấu> hì hì



QUẢ VƯỜN NHÀ- hay câu chuyện về nơi tôi sinh ra




Tôi chuyển về ở với ông bà nội, sau ba năm sinh ra ở vùng đất mỏ. Bố mẹ tôi theo ý ông bà muốn được sum họp con cháu lúc về già. Và tôi, hơn bốn tuổi được chuyển sang ở nhà ông bà thay vì ở nhà bên cạnh của bố mẹ tôi.


Tôi là cháu đích tôn của ông nội nên ông cưng tôi lắm. Bố mẹ tôi đi làm cả ngày nên tôi ở với ông là chính. Theo thời gian biểu thì ban ngày tôi ăn cơm và sinh hoạt bên nhà ông nội, nhưng đến tối thì sẽ phải về nhà với bố mẹ tôi. Nhưng đa phần khi bố mẹ tôi đi làm về sang nhà ông đón tôi thì tôi đã lên giường ông ngủ tỉnh queo từ bao giờ rồi. Những lần đó, coi như tôi ở cả ngày bên nhà ông nội.


Vườn nhà tôi, à nhà ông nội tôi ngày trước trồng rất nhiều cây. Cả một vườn hồng xiêm và ổi bạt ngàn. ông nội bảo, ông trồng từ thủa bố tôi còn bé tí. Hết thời bố tôi, cô chú tôi ăn trái thì lại đến đời tôi, em tôi. Mai sau này khi ông nằm xuống, vườn cây vẫn còn thì lại dành cho con tôi, cháu tôi. Có lẽ vì vậy mà vườn cây được ông chăm bẵm như chính ông chăm bẵm tôi vậy. Những gốc cây được tưới tắm, làm cỏ và nhặt sạch bóng không còn một viên sỏi ở gốc. Vườn cây lớn lên, đều đặn ra trái. Khi là mùa hồng xiêm, khi là ổi là doi, là táo. Tôi chẳng bao giờ thiếu những thứ quà vặt đút vào cặp để đi học mang chia các bạn cả…


Tôi gắn bó biết bao nhiêu với quả vườn cây mà ông tôi gọi là vườn đời. ông nói, cây sống lâu hơn người. Nhưng đời cây sinh ra chỉ để dõi theo những mầm sống khác lớn lên đời này qua đời khác. Sống trên đời sống cũng phải biết thương yêu những người bạn lớn, chỉ biết lắng nghe mà chưa biết nói này. ông dạy tôi cách thương yêu từng mùa hoa, không rung trèo cành lá để cây đậu quả trọn vẹn. Biết vin cành non, biết nâng cành trĩu quả. Mùa trái nào vườn cây cũng xum xuê hoa trái như một tiếng cảm ơn những giọt mồ hôi của ông cháu tôi. Tôi lớn lên trên những cành cây. Chuyền cành giỏi như một con chim chích bông. Nhìn cát trên vỏ trái hồng xiêm hay cầm một chiếc que đứng gõ gõ dưới gốc tôi cũng biết trái xanh hay chín. Tôi rành rõi từng trái ổi cớm nắng với những trái ổi non. Tôi biết cả một bông bưởi đã vương phấn đơm trái hay một nụ hoa mới chuẩn bị phát hương…


Mỗi một cành cây của vườn trái đều ghi những kỷ niệm của tôi. Cây hồng bì ở góc vườn thì quả đắng nghét. Tôi rất ghét nó vì thế, cộng với lý do thân cây thẳng tuột chẳng bao giờ trèo được. Tôi ghét cây bưởi và cây táo hay có sâu róm gớm ghiếc. Cây khế ở cầu ao thì quả chua, tôi chỉ bén mảng đến mỗi khi mẹ nấu riêu hay kho cá. Tôi chỉ yêu những cây hồng xiêm và cây ổi, quả không chín theo đợt mà hình như chỉ vừa vặn mỗi lúc tôi thèm ăn một thứ gì đó là có ngay. Những thân cây này ghi dấu ấn của tôi đến độ chẳng ai biết ngoài tôi trên gần ngọn hồng xiêm có một cành bị tước đôi thân mà vẫn sống do lỗi tôi gây ra. Rồi gốc cây ổi thì có những câu ngu ngơ tôi khắc bằng một cái đinh. Ông tôi mỗi lần ra chăm vườn đều nói, mày y hệt như bố mày hồi bé, làm bóng nhẫy cả mấy gốc cây này. 

Nhiều mùa hoa trái đi qua tôi lớn lên bình an như một con chim sẻ làm tổ đã ba năm trên nhánh cây hồng xiêm bên chái nhà ông nội.


Ông nội chiều chuộng tôi là thế nhưng đã có lần ông đánh tôi. Đó là vì mấy lần tôi trốn ngủ chưa đi chơi theo mấy đứa bạn cùng xóm. Tự dưng lần ấy tôi lại phát hiện ra rằng ổi và hồng xiêm của hàng xóm ngon hơn nhà mình. Chạy về nhà lấy móc ổi của ông cùng lũ bạn đi hái trộm nhà người ta. Một lần chui rào, họ túm được tôi lôi về mách ông. Hôm ấy, ông đánh cho mấy cái cán chổi vào đít. Đỏ lằn lên và dỗi mấy hôm liền nằm liền ở nhà bố mẹ không chạy sang nhà ông nữa…


Rồi ông tôi mất đi năm tôi lên lớp sáu. Nhà tôi thương lắm. Đám ma ông, người già đưa tôi một cái áo cũ của ông leo lên đỉnh ngọn cây ổi phất phất mấy cái gọi hồn ông về nhà. Rồi xé những mảnh khăn trắng ra buộc lên từng thân cây. Tôi cũng không nhớ hồi đó mình đã buộc bao nhiêu thân cây nữa chỉ biết tôi đã buộc hết tất cả những cây lớn nhỏ kể cả cây ớt chỉ thiên, cây ngô đồng trong chậu cảnh của ông nữa. Tôi buồn lắm, tôi cũng muốn những cây thương yêu của ông cũng phải biết với tôi rằng ông không còn nữa. Người hàng ngày tưới tắm và tỉa lá cho chúng cũng chẳng bao giờ còn gặp lại chúng.


Bố mẹ tôi chuyển hẳn về nhà ông nội ở với bà nội tôi. Chẳng hiểu có phải vì vườn cây thiếu người chăm sóc mà có nhiều điều khác lạ. Cây ổi già ngày càng héo khô, nhiều cành sâu mà trái thì thưa thớt. Hồng xiêm nhiều cát mà thân thì bị sâu đùn ra hàng đống đất ở gốc cây. Vườn cây ngập chân lá rụng. Tôi tha thẩn dưới vườn mà không còn cảm giác hồi hộp ngày nào khi bắt gặp một tiếng sẻ non kêu hay một cái xác ve dưới gốc. Dần dần, những tín hiệu mùa hoa trái ấy cũng thưa thớt và dần đi khỏi ý thức của tôi khi tôi ngày một lớn lên và bận rộn với những chuyện học hành. Bố tôi sửa nhà, mở rộng cái sân nên chặt bớt vườn hồng xiêm. Rồi cây ổi già cũng phải chia tay vườn trái. Bữa chặt cây ổi, không hiểu sao tôi nghẹn lên từng tiếng nấc khiến Bố tôi cũng phải hốt hoảng. Bố tôi làm sao mà viết được khi ngày xưa ông đã từng quất cho tôi một trận vì có lần đã cầm dao định đốn cây chạc ổi già này chỉ vì tôi muốn có một khúc gỗ ổi đẽo quay và một cái chạc làm súng cao su. Ông nội mà còn thì giờ này chắc bố tôi cũng bị ông cho vài cái cán chổi ấy chứ. Tôi khóc ngẹn ngào nhìn những trái ổi non còn nguyên núm đen chúm chím. Cánh hoa ổi bay li ti. Tôi đã không còn những cây trái thân yêu nhất gắn bó của tôi nữa. Ngày ấy, làm sao mà tôi có thể nói với bố tôi rằng, tôi thương yêu những cây trái ông trồng cho bố tôi, cô chú tôi, cho tôi và cho cả con cháu của chúng tôi mai sau nữa. Làm sao tôi biết nói với bố rằng đó là những người bạn của cả ông nội và tôi. Bố chỉ nói với tôi. "Cây ổi sà vào mái nhà hàng xóm làm xô ngói. Bây giờ nó già rồi ra trái ít, để chỉ để tôi leo trèo thì không học hành gì được mà lại gẫy chân gẫy tay ra". Bố hứa khi sửa sân xong sẽ mua lưới về làm sân cầu lông chơi với tôi nữa. Tôi buồn nhưng không trách và quên nỗi buồn trẻ con này rất nhanh chóng.


Nhưng rất lạ, từ ngày ấy tôi rất ít ăn ổi hay hồng xiêm. Mặc dù lớn lên tôi vẫn luôn là đứa giỏi chọn trái cây cho bạn bè nhất. ổi ngon là trái đầu cành và chín nắng này. Hồng xiêm chín cây thì còn vương cát chứ không nhẵn bóng như quả chín dấm đất đèn này… Tôi không ăn mấy trái này vì có mấy lần không thấy ngon như quả vườn đời ngày xưa. Tôi cũng thi thoảng chạnh lòng với mấy thứ quả ấy. Nhớ đến ông nội, nhớ đến những cái cán chổi và vết roi lằn đỏ mông của ông nội ngày xưa … Lớn lên, đi học xa nhà. bố mẹ tôi thì lưng bắt đầu mệt mỏi và cũng chỉ đi quanh ngôi nhà của ông nội ngày xưa.


Một lần, bố tôi gọi tôi về và bảo. "Tao trồng táo, khế và ổi ở vườn sau". Chỉ vậy thôi và không nói nhiều nữa. Toàn là những cây chiết ghép gì đó nhỏ bé như một cành cây con cắm xuống đất. Nhưng bố tôi chăm lắm, rào gốc cẩn thận và tưới tắm rắc phân hoá học đàng hoàng. Bất ngờ  bố quay sang tôi. "Đời tao và đời mày có cây vườn ông chăm sóc. Bây giờ trồng lại mấy cây sau này con cháu có cái mà về thăm và nhớ đến ông bà nội."…Tôi buồn và thấy bố già đi nhiều. Còn tôi thì đã lớn lên nhiều quá. Nhìn quanh, chẳng có cây nào vươn ngọn qua mình được. Nhưng cây của bố thì chẳng mấy chốc sẽ vượt ngang và rợp bóng khu vườn be bé còn lại. Với hai bố con tôi, vườn cây bắt đầu có từng kỷ niệm.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2006

Appie cua anh




Đã hứa với mọi người sẽ viết blog đều đặn từ lâu lắm rồi, hứa từ những ngày còn ở nhà cơ, nhưng rồi không ai ngờ, một tháng sáng đây lại nhiều chuyện xảy ra như vậy. Nhiều đến ngỡ ngàng... Nhưng rồi cuối cùng cũng đã được quay trở lại với thế giới loài người, có cách để liên lạc với mọi người, để mọi người nhớ rằng em Ngân, chị Ngân, má nhỏ thân yêu của mọi người vẫn còn đây... Chẳng hề tan biến đi đâu sau cánh cửa hải quan TSN ấy. Đã đọc được hết blog của Bin viết cho, của THuy, của Baby (là sas á) và cả những dòng comments mà mọi người đã rất âu yếm đề tựa "Viết riêng cho..."...



Nhắm mắt lại và thử tưởng tượng đến một ngày... Cô gái chân đi Converse màu cam, hai bên có in hình hoa và bướm sặc sỡ, vai đeo balo to đùng in hoa màu nhiệt đới, cổ quàng khăn màu hồng tươi, áo thun len xanh cốm, áo gió trắng... Tất cả một màu tươi vui và rực rỡ.. Thế nhưng... Có những hôm đi bộ về nhà trong ánh đèn đường hiu hắt, vàng vọt, trời rét cắt da, mưa lất phất, vừa đi vừa gạt nước mắt.. Rồi có lúc ngồi một mình trên chuyến bus to đùng, trên xe không còn ai, xe cứ lướt đi, lướt qua những con đường rộng lớn sạch sẽ mà xa lạ, những tòa building xa lạ, và con người càng xa lạ... Xa lạ với cả chính bản thân mình. Ngỡ ngàng tự hỏi mình đang ở đâu đây, có còn chút gì của Sài Gòn, của con bé Ngân ở Sài Gòn mang theo sang đây?!?



Buồn, tủi thân, ân hận, lẻ loi.. Nhiều lắm và đôi khi chẳng thể gọi thành tên cảm xúc và lý do cho những giọt nước mắt. Nếu lúc ấy có Bụt hiện ra và hỏi "Vì sao con khóc?", cũng chẳng biết giải thích vì sao. Đó là lúc một thân qua nhà bác kia ăn cơm. Bác ấy tên gì giờ cũng chẳng nhớ nữa. Bác ấy là mẹ của chị bạn mình mới gặp được 2h trước đó. Bác ấy nói tội nghiệp con, về nhà bác ăn miếng cơm cho đỡ nhớ nhà đi con. Đó là lần đầu tiên được ăn bữa cơm trưa có cơm, có tivi bắt đài HTV7 và có không khí của gia đình. Rồi lúc đi về, bác ấy còn cho cái nồi cơm điện và cái mền... Sẽ nhớ hoài cảm giác 2 tay xách mền và nồi cơm, quay lại nhìn bác nói "con cảm ơn" mà cứ chực khóc. Và cứ thế, khóc không thành tiếng suốt quãng đường đi bộ lủi thủi về nhà trọ homestay... Cảm giác không gọi tên được... Nửa như mang ơn, nửa cảm động, nhưng chắc phần nhiều là tủi thân. Về home stay, chui vào phòng mà chỉ muốn gào lên "Cho con về nhà đi!".



Rồi cuộc sống cũng dần phải quen đi thôi, nhưng bước chân thì không quen được. Là gì đâu khi cứ bước đi ở một nơi xa lạ, những con người xa lạ. Buổi tối, có ai chờ mình trở về? có ai chép miệng lo lắng "Tối rồi, sao con N vẫn chưa về?", có ai nhớ cất vào tủ lạnh chén cơm để tí nữa cho N về ăn? Về nhà nhưng có phải là nhà đâu... Nhiều lúc thấy giận thằng bé share cùng nhà vô cớ, chỉ vì nó cứ một mực: "Không, không về VN sống đâu!". Trời ơi, Sài Gòn mà nó cũng nỡ quên được sao?!?



Nhưng mà thôi, không khác đi được. Vì cuộc sống này luôn là "one way ticket", chỉ có chiều đi chứ không có chiều về. Cứ phải đi về phía trước, nhìn về phía trước. Không có cơ hội để làm lại lần lữa, để sống lại lần nữa những ngày tháng xưa cũ và cảm nhận một hạnh phúc hai lần. Nhưng rất may mắn thay, vẫn còn một nơi chắc chắn để quay lại: về nhà! Không ai biết ngày trở về mình sẽ như thế nào, sẽ là ai, sẽ ở đâu, có được như những gì mà mọi người chờ đợi trông chờ không?! Nhưng cũng vì thế mà cám ơn Bin, cám ơn mama, con gái út, Baby nhiều lắm. không phải vì những lời khen tặng của mọi người, vì những "giai thoại" mà mọi người vẫn nhắc về N... Lớn hơn nhiều một lời cám ơn, vì mọi người đã cho N biết, N vẫn luôn có một nơi để "trở về nhà!"



Nhắm mắt lại và mơ...


Trên đây là blog của một em gái dễ thương của tôi, Appie, vô tình đọc được và lấy lại từ một blog khác, của một người cũng yêu quý Appie.


Nhớ em quá, và mình vẫn bị trễ hẹn vụ em đi Rạch Giá đấy. Chắc không có duyên gặp nhau. Đến tận ngày em đi đó Appie ạ


Cô bé, nếu em đọc blog này của anh, đố em biết tại sao anh lại gọi em là Appie đó?

Nhìn nhau một phút




Trong YM's friend list  của tôi có những người quen, những người thân, những người lạ mặt và cả những cái tên chưa bao giờ gặp mặt chưa bao giờ nói chuyện. Lạ thật. Nhưng đôi khi vẫn có những sự liên lạc ví dụ như họ gửi đồng loạt những sms thông báo sự cố mạng, virus, hoặc thông cáo ... lập ngân hàng máu. Nói chung, mỗi sợi dây liên lạc dù mỏng mảnh cũng vẫn làm thành một mạng lưới rắc rối, để một lúc nào đó "À, hoá ra mình quen nhau". Ok, có nhớ câu thơ Hoàng Anh Tú "Hà Nội nhỏ như bàn tay con gái"... Úi, đẹp thế còn gì.




Tôi có rất nhiều bạn bè, ở mỗi nơi mỗi thời kỳ đều có những người bạn đáng nhớ... Tôi luôn đặt cho mỗi người bạn một cái tên và một mảng ký ức cực kỳ riêng để nhớ về họ. Có nhiều lúc, mẹ thường mắng mỏ mình rằng: "Đấy, mày thấy chưa? Nhìn bạn bè mày xem". Vâng, nhìn bạn bè mà xem ......




- Người bạn gái thân nhất của tôi học chung từ thời cởi truồng. Học chung từ mẫu giáo này, học xuyên qua lớp 1. Rồi bạn ấy chuyển trường và phải đến lớp 7 mới học chung lại đến lớp 9. Đến lớp 10 bạn ấy chuyển nhà ra Hà Nội và học trường Chuyên ngữ. tình bạn này vui vẻ và nhiều kỷ niệm lắm. Chơi với nhau đúng kiểu mày tao. Chuyện gì cũng có thể chia sẻ được, từ chuyện tao đang tán em này, mày đang tích thằng kia... Ặc ặc... Sau này, mẹ bạn ấy bảo, "Sao mày không lấy nó?". Chúng tôi nhìn nhau, "Bọn con lấy nhau thế chó nào được". Bởi vì hiểu nhau quá, rõ nhau qua, lấy nhau chỉ làm ... khó (không phải làm khổ nhé) nhau mà thôi. Bây giờ bạn ấy đã lấy chồng, có con hơn 1 tuổi mà vẫn ... chưa chịu cai sữa. Mướp mẹ đang băn khoăn là ... dạo này ít "chăm sóc" chồng... Úi dời ơi. Bạn gái nó thế đấy. Lấy chồng xong, sự quan tâm nhất là Con, rồi đến chồng nó, rồi đến ... "tao muốn mua một miếng đất"... Nó cũng chẳng bao giờ khát khao hoặc lo lắng nhiều hơn thế...




- Người bạn thân thứ 2 đã đi xa. Tôi sợ cảm giác phải nghĩ về người bạn này.




- Người bạn thân thứ 3, tình cờ là giống y chang tôi về mặt hình thức. Nếu nhìn thoáng qua, mọi người nhìn 2 đứa tưởng là 2 anh em sinh đôi. Lần gặp nhau trong lớp học, một đứa nhìn chằm chằm vào tôi, rồi lại quay lại nhìn chằm chằm vào bạn ấy ở bàn dưới.... Sau đó tôi và Orange chơi với nhau. Cậu này tên là Trần Quốc Toản, vì thế được ghi trong điện thoại là Orange. O học chung với tôi một thời gian ngắn, rất thân thiết và dạy tôi một số trò phiếm như huýt sáo, đua xe, thậm chí là cả... vỗ mông nữa. Cậu bạn song sinh này kết thúc 4 năm đại học chơi bời sung sướng về quê Phú Thọ ở với mẹ vì bố mất đúng thời điểm ra trường. Nhà nó 3 anh em trai, thằng anh lớn làm công ty ở HN, còn cậu út đi bộ đội. Nó trở về làm thằng đàn ông quản cái nhà to đùng và nuôi mẹ. Những cuộc điện thoại cho tôi, nó chia sẻ. Vậy là hết tất cả những khao khát thời đại học, trở về quê làm thằng công chức địa phương. Sẽ chốt hạ cuộc đời, nông dân hoá trí thức bằng một cuộc hôn nhân với các em trung cấp tỉnh lẻ. Vậy là hết. Nên nhớ, nó đã từng nổi danh là dân chơi trường Công đoàn, đẹp trai, xài tiền đúng nghĩa là con sếp tỉnh, đi bốt và lái xe phân phối lớn, tóc 2 mái Quách Phú Thành bay phần phật trên đường cực giống truyện tranh Nhật Bản.




- Người bạn thứ 4 là một cậu bạn thân thời đại học. Thằng này có thành tích yêu 3 bạn gái cùng lớp Đại học--> thế mới kinh. Và ra trường cưới ngay một cô cùng lớp thứ 4. Trai Hải Dương, học giỏi đẹp trai. Cả thời đại học của nó bị mình lôi theo mấy trò ăn chơi "mốt" thời đó như rượu và khoai lang chiên Dragon Lò Sũ, Cafe sầu Bằng Lăng, hát hò Vọng Quán ... đại khái là rất đú đởn. Thời ấy, từ 2 thằng vào đại học có học bổng, được mời ngay vào làm cán bộ Đoàn Hội vì trong sổ đoàn của cả 2 thằng đều có chú thích là sinh hoạt cộng đồng hay cái gì đó rất nhiệt tình. Đến năm thứ 3 thì mất hết học bổng. Thằng Bọ hung này chí thú nghề nghiệp hơn mình nên dẫu sao nó vẫn còn có lương tâm lấy lại chuyện học hành. Ra trường, cưới vợ, xin tiền 2 ông bà nội ngoại mở ngay một công ty riêng. Vợ ở nhà đẻ một mạch 2 đứa xinh xắn, tất nhiên là từ một cô sinh viên Hà Nội kiêu kỳ phố Hàng Đào biến thành một chị béo lật đật... Bây giờ, ông bạn giám đốc lái xe Mẹc đi học Cao Học trên trường. Hôm nào trốn học được vẫn rủ thằng bạn chí cốt là tôi đi uống cafe sáng, ăn phở đúng kiểu mấy ông giám đốc rủ rê giải trí. Ặc... Với người khác thì quả thực mình chẳng có hứng thú nhưng Bọ hung là một ngoại lệ. Ít ra, nó là thằng hiểu công việc của tôi nhất trong số ít những người tôi còn nhớ thời sinh viên đại học. Nó vẫn ganh tị với mình vì sự tự do và luôn tìm thấy hứng khởi. Còn nó... "cứ tưởng kiếm tiền dễ lắm, nhưng có những lúc khất nợ, lục tung cả nhà không còn đủ 1 triệu". Tất nhiên, cuộc sống của nó khác, nó có nhiều sự hãnh diện và vui sướng hơn mình. Nhưng, xét cho cùng, cả tôi và nó không thể tráo đổi hoặc chọn lại cuộc sống được.




- Người bạn thân thứ 5: Ông này được bạn bè gọi là Răng Khểnh 1- tôi là Răng kHểnh 2, thuộc một đội rượu mang tên Răng Khểnh. Đội này có 2 người nhưng thỉnh thoảng vẫn phải đối ẩm với đội Chim Cút (nhóm bị người yêu đá thường xuyên), đội NGũ Long, ngũ Hổ... Răng khểnh 1 chơi thân với thằng bạn phổ thông, thông qua nó quen Răng khểnh 2. Sau này, 1 và 2 chơi thân với nhau, lúc đầu cũng ngại thằng bạn chung ganh tị nhưng dần dà thì cũng không có vấn đề gì. Vấn đề lớn nhất chính là RK1 cuối cùng là ông bạn chí cốt nhất của tôi thời điểm này. K1 có một cuộc sống cậu ấm cô chiêu điển hình, thậm chí là bố mẹ nó phải vào tận công trường phía Nam lôi cổ ông con một này về làm ở HN. Nhưng được cái, cậu ấm này hiền kinh, làm việc cần mẫn lương 2 triệu tại công ty nhà nước, mặc xác công ty tư nhân của bố- xe hơi của bố. Đối với nó, áo sơ mi quần tây là number 1 và phù hợp với nó nhất. Nó vẫn biết kiểu cách trẻ trung hơn thì rất đẹp, rất thích nhưng không thấy cần thiết phải thay đổi con người của nó. Nó có thể đi cùng tôi đến Toilet và cầm chai bia nhìn mọi người nhảy mà không phàn nàn. Nó thích một cuộc sống giải trí hiện đại nhưng không nhất thiết phải cố ấn bản thân vào dòng chảy đó. ... Âu cũng là một sự lựa chọn. Tôi chưa bao giờ can thiệp vào cách sống ấy, thân thiết nhau và cảm thấy chơi với nó như tìm thấy cái nửa khuyết tính cách trong con người mình. Hiểu nhau và có thể chia sẻ rất nhiều điều lo toan. Chính ông này là người đem đến cho tôi Cô giáo hiện nay. HIHI, hàng xóm của nó mà. Hoá ra, ban đầu cu cậu định tán tỉnh cô bạn thân của cô giáo. Ai ngờ thằng bạn thân của nó và cô giáo lại xong trước mới hay...




Kể một vài ấn tượng về những người bạn, mỗi người một cuộc sống. Nhưng rõ ràng họ bừ trừ cho bản thân tôi. Họ khác tôi, đương nhiên. Những lần bị bố mẹ mắng, nhìn bạn bè mà xem. Vâng, nhìn thấy cuộc sống của họ ổn định, nhưung càng chơi mới biết cuộc sống nào cũng có những bất trắc và mâu thuẫn chìm sâu dưới cái vỏ bọc của sự bình yên. Có thể đứa này đã yên ổn gia đình với tình yêu tròn vo không nút thắt, đứa khác yên vị với chiếc xe hơi và công ty tư nhân, có đứa thì hài lòng với cuộc sống tha phương, có đứa thì cảm thấy luôn nhỏ bé với gia đình... Chẳng ai đúng ai sai trong hành trình tìm đến đích của cuộc sống. Vì làm gì có đích cho bản thân cơ chứ. Tôi sống giữa họ, luônt hấy an toàn vì mình là mình, bạn là bạn. Chúng tôi có khả năng chia sẻ những áp lực cho nhau chỉ bằng những lời động viên đúng lúc. Cảm giác như mỗi chúng tôi là một mảnh, ghép lại một bức tranh về thế hệ cuối cùng 7X...




Sau này, càng vươn mình ra xã hội càng quen và càng có thểm những người bạn tốt. Có thể họ là 7X đời đầu, có thể họ là 8X thứ thiệt. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy ganh tị với nhau về vị trí. Bình đẳng hết... Mục đích cuộc sống là làm cho mình và gia đình nhỏ hạnh phúc và đủ đầy. Nhìn bạn bè xung quanh, người nào hạnh phúc thì thật vui, nếu buồn hãy giúp đỡ lẫn nhau ... đơn giản vậy mới thật là hạnh phúc. Sẽ có lúc nào đó tôi sẽ kể tiếp về nhóm bạn phổ thông và những người bạn không cùng sinh năm 1979 như 5 năm người bạn kể trên. Họ cũng là những người tuyệt vời. Ít nhất là đối với tôi.




 




 



Thứ Ba, 25 tháng 7, 2006

Nào, xả xì bọ chét đi bạn...




Khi tôi viết những dòng này, status của một người bạn đang đặt đường link cho một bài thơ cũ của tôi. Đó là một bài thơ buồn thời đại học, viết về một cảm giác thất bại và sự đối diện của tôi đối với nó. Người bạn cảm thấy đồng cảm và thích bài thơ. Thật sự vui vì đã lâu lắm rồi, thực sự lâu, tôi không cố gắng tìm những cảm giác hạnh phúc khi tìm được những đường link vào trái tim người khác. Tôi giấu kín trái tim mình vào những công việc khác, tạm khép tất cả những cánh cổng văn chương. Tôi chán chường khi nhìn thấy mình và những lối đi ngoằn nghoèo nhưng hoang hoa của con người tôi. Thực sự, tôi biết bản thân mình phức tạp vô cùng. Mỗi ngày sống là mỗi ngày giản lược hoá, bỏ đi những tham sân si, cố gắng trồng hoa thơm trên những lối vào hoang vu, phạt bớt những cây xương rồng đau đớn, xoá dịu những vết thương- lấp hố bom bằng những cành hoa mua tím rợp...


Người bạn giật status kém tuổi, kém nhưng không phải là em mà là bạn. Nói thế nào nhỉ? Cậu ta đang cảm thấy muốn khóc vì chuyện tình yêu, chuyện công việc... Đâu đó đã có những việc mà cậu ấy cảm thấy không hài lòng, và ẩn dưới tất cả những phản ứng điên cuồng 8X là những suy nghĩ mà có lẽ chỉ viết blog hoặc nhật ký mới có thể bóc hết những vỉa tầng- lớp dưới cùng có thể là giọt nước mắt. Nhưng bạn ạ, khi tôi viết bài thơ Con trai không khóc, tôi trong 20 tuổi. Đại học năm thứ 2, mới biết yêu thật sự. Lúc đó tôi cũng cảm nhận thấy người yêu không chia sẻ được với những khát vọng khẳng định khả năng của mình. Cô ấy thấy công việc báo chí lãng xẹt của tôi không có gì hay ho. Cô ấy thích những bài thơ của tôi nhưng là những bài thơ viết về cô ấy mà thôi... Còn tôi, lúc đó, tôi đang phải đối diện giữa sự lựa chọn nghề nghiệp của gia đình và việc làm tự quyết định tương lai theo sở thích của bản thân tôi. Tôi đã nhận lấy thất bại. Một sự ê chề vì bạn tưởng tượng xem, từ bé đến lớn, tôi chưa bao giờ là một đứa học kém cả. Vậy mà, phải chấp nhận một sự thật , tôi đang thất bại trên giảng đường vì một giấc mơ lãng xẹt của văn chương và báo chí.


Bạn, tôi đã tốt nghiệp đại học. Cầm tấm bằng đỏ về nhà và cất vào một túi nilon cùng rất nhiều giấy tờ quan trọng khác và đặt dưới ngăn cuối cùng của tủ tài liệu. Phấn đấu, nước mắt, bao nhiêu đêm học hành trắng đêm từ lớp 6 đến lớp 12 để đổi lấy bằng khen... Cuối cùng là bằng 1 tờ giấy và nằm yên dưới tủ? Tại sao vậy... ? Tôi chẳng phải là đứa kinh qua gì nhưng cũng đủ biết giá trị của những thất bại nhỏ. Nhiều khi nó đã thành tạo thành áp lực để đẩy mình vượt qua nhiều khó khăn hơn sau này.


Đêm qua, chúng tôi cùng nhau đi xả stress bằng một buổi tối. Nóng nực như thế mà cuối cùng cũng đã kết thúc hơn 6 tiếng thì phải. Vui và cũng phần nào trôi tuột đi được nỗi buồn.


Tạm tổng kết thế này: ăn một lũ thịt gà, phở bún miến, đánh bowling, cafe, nước chanh, thuốc lá, Korean Games... Vậy là hết stress phần nào và vui vẻ


Nào bạn, đã vui vẻ hơn chưa? Quẳng gánh lo đi mà vui sống


 


 


 


 

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2006

Update "Xin Lỗi, em chỉ là con đĩ"




Cô ấy đi trước, thỉnh thoảng ngoái lại: “Nhanh nào, anh già rồi à?”, và mở to mắt cười hào hứng. Lần đầu tiên cái cười không còn dè dặt. Ngày trước Hạ Âu không hay cười, hoặc cũng chỉ mỉm miệng với cái nhìn lặng lẽ.



Tôi vui, để cô nắm tay kéo đi, bạn có thể tưởng tượng tôi ở trong vùng hương khi gió nhẹ thổi qua mái tóc cô dập dờn, mùi hương thiếu nữ làm Hạ Âu như biến thành cô con gái út của Biển.



Ngày nhỏ đọc truyện cổ tích, Biển có mười hai cô con gái, mà cô út đẹp nhất lương thiện nhất.



Chạy một chặp, Hạ Âu dừng ở một gánh quà ven đường. Cả “quán” chỉ một chiếc dù to che nắng và một chiếc bàn tứ giác, tấm biển “chè tôm lạnh năm hào” viết tay đã tróc sơn. Trước mặt, một dãy nhà cấp bốn, trẻ em phụ nữ thong thả trong ánh nắng hè, hiếu kỳ nhìn chúng tôi, hai người ăn mặc trang trọng đi ăn món quà quê.



Tôi cảm giác mình bị điên.



Hạ Âu rất vui sướng, cô lảnh lót gọi chủ quán, kêu hai phần chè.



- Hạ Âu , cô phải không? – Bà bán hàng trạc 50, mặt đầy tàn nhang thân thiện.



- Dạ con, bác Trương! Con mang bạn đến ăn chè của bác!



Bà bán chè để ý tôi, cái nhìn hàm súc y như của mẹ Hạ Âu. Nhìn đến nỗi tôi sắp đỏ mặt. Mồ hôi tôi nhỏ giọt. Sơ mi trắng này, vét này, đứng cao và thẳng bên dưới cái dù che nắng của bà, và không biết để tay chân vào đâu.



- Ngồi đi, chàng trai! – Bà thân thiện mời, cười như hướng dương giữa núi.



Tôi nhìn Hạ Âu đang tìm ghế, tôi muốn ngồi gần cô.



Bà chủ bưng hai tô chè to đại tướng.



Tôi chả muốn ăn, húp ít nước rồi bỏ bát qua bên.



Hạ Âu bắt đầu ăn, một miếng một, tốc độ nhanh, loáng đã nhìn thấy đáy bát. Sau đó, cô ấy cười vào nói, cháu muốn nữa.



Tôi không nhận ra Hạ Âu mới đêm trước ở bar Yêu Lục, uống Chivas với một vẻ yêu kiều nhã nhặn.



Chân mỏi rồi, bỏ dép khỏi chân, cô ấy khoả đôi gót trần trắng nõn, kéo váy lên cao lộ cặp đùi bắt mắt xinh đẹp. Cô như con thuỷ yêu trong núi sâu rừng cao, chả cần điểm trang chả cần tốn công quyến rũ đã đầy mê hoặc.



Cô thấy tôi nhìn, lè lưỡi cười:



- Anh làm sao cứ nhìn em? Mắt tròn chưa kìa, trông thật ngố!



Tôi không biết sao trả lời. Cô ấy lại bắt đầu ăn, tiếng ăn đáng yêu.



- Bác Trương, món chè nhà bác sao ngon ghê! Cháu muốn thêm một bát!



- Ha ha, ngon phải không? Thế thì cháu chăm đến nhé, bao nhiêu năm không gặp cháu. Thế mẹ cháu khoẻ không?



- - Dạ, mẹ cháu vẫn thế.



Sau đó cô ấy lại bắt đầu ăn.



- Em à, có vẻ hồi trước em hay đến đây – Tôi không nhịn được phải hỏi.



- Vâng, anh nhìn ngôi nhà thứ ba bên trái, em lớn lên ở đấy. Em lớn bằng chè tôm lạnh của bác Trương. Hi hi. – Cô ấy nói , nhìn bà chủ quán cười. Cúi xuống lại ăn.



Ngon thật thế ư? Sao tôi cảm thấy…tôi nghĩ đến hình vẽ một thứ côn trùng trong toa lét. Càng nghĩ càng không dám ăn.

- Nhà em trước ở đây à? – Nơi đây nhiều cây xanh, thực ra vẫn là khu người nghèo.



Vâng ạ, em ở đây. Mười năm, à thế thì quán chè này có lịch sử hơn mười năm rồi. – Cô ấy nói chậm rãi, tôi tưởng tượng theo lời cô, một thiếu nữ xinh đẹp lớn lên từ xóm nhỏ.



Nghe cô ấy nhắc hồi ức là một sự dịu nhẹ, còn ngon hơn món chè tôm lạnh, ít ra tôi cảm thấy thế.



- Sau đó?



- Sau đó mẹ em đeo được một người đàn ông lắm tiền, rồi sau đó mẹ con em giàu theo, dọn vào khu biệt thự hoa viên cao cấp nhất trong thành phố…. Có điều từ đó em không còn có dịp ăn món chè này của bác Trương. – Bát chè này cô lại ăn hết rồi, nhìn tôi hỏi – Sao anh không ăn?



- Vừa ăn no xong, không muốn ăn thêm.



- Thế để em giải quyết hộ anh.



Tôi chưa kịp phản ứng, bát chè vẽ hoa lam đã bị kéo về phía trước mặt Hạ Âu, và cô húp liền.



- Em thèm thì cứ gọi thêm vài bát nữa là được chứ việc gì… - Tôi phàn nàn



- Lỗ chết, bác Trương chả lấy tiền mình đâu.

Ngẫm ra cũng đúng.

Hạ Âu lại bắt đầu nhìn tôi kể:



- Hồi nhỏ, nhà em nghèo cực, em không có bố, mẹ nuôi em đến năm 10 tuổi. Còn nhớ mỗi lần em tan học, đều phải ăn một bát chè tôm lạnh, Hồi đó mẹ em mang cái bát to nhất trong nhà đi mua cũng không đủ cho em ăn no. - Hạ Âu nói nhiều nhất từ khi quen tôi. - Kể ra chè ở đây mùi vị không thay đổi, vẫn mát mát thanh thanh, vừa mềm vừa dai.



Tôi nhìn Hạ Âu. Cô ấy ăn chè như một kiểu hưởng thụ, tôi không thể tin được đây là cô gái bao của tôi.



Thì không phải Hạ Âu chỉ là…sao?



Tôi nhìn ngược hướng Hạ Âu, mới thấy hai bên đường toàn nhà cấp bốn, đường chỉ rộng 5 mét, còn có cả đường lát đá, có một đứa bé cởi truồng mập mạp nhìn chúng tôi. Tôi nhìn nó, nó sợ hãi chạy mất.



Bát cuối cùng này Hạ Âu ăn rất chậm, có lẽ mất nửa tiếng. Tôi biết cô ấy lưu luyến.



Tôi muốn hỏi cô, vì sao không chuyên tâm học cho thật giỏi lại đi làm cái nghề này, mà chả biết hỏi thế nào.



- Mẹ em… có lẽ chả sống được đến năm sau! - Tiếng nói từ bên trời xa xăm vọng tới.



Vốn chúng tôi đều im lặng, bác Trương chạy vào nhà có tí việc, chỉ có hai đứa tôi ngồi lại. Cô ấy thốt lên 1 câu, như sóng dội tới, tôi bất ngờ.



Nói xong, cô ấy ngước mắt nhìn trời.



Còn nhớ ngày tôi bé, khi khóc đều nhìn lên trời, như thế, nước mắt sẽ không lăn ra.



- Vì sao? - Giọng tôi run run. Vì tôi ko thể nghĩ, một bà mẹ trẻ như mẹ cô, sẽ chết. Mà tôi cũng đã vô tình dung nạp bà mẹ đáng yêu đó vào thế giới quanh tôi.



- Năm ngoái mẹ em đã chẩn đoán bị ung thư tử cung.



- Mẹ em biết không?



- Hic, đáng cười là chuyện này do mẹ em tự nói ra cho em biết. Khi đó mẹ em còn an ủi em đừng khóc.



Tôi không dám nhìn Hạ ÂU, tôi sợ nhìn thấy giọt lệ long lanh.



- Em chưa từng khóc trước mặt mẹ em vì chuyện này. Vì mẹ sẽ đau đớn lắm…. Bân, anh làm sao thế? Em có khóc đâu, sao anh tránh mắt em nhìn? – Cô ấy bỗng cười trách nhẹ tôi.



- Ơ, anh đâu có! – Tôi gượng gạo đáp, giấu sự xót xa cho cô.



- Ờ, thế anh thử nói xem… anh nghĩ gì về…đĩ? – Cô ấy chuyển đề tài, nhưng rõ ràng cái tiếng cuối cùng kia nói ra với vẻ khó khăn.



- Không tôn trọng, cũng không khinh rẻ. – Tôi thật thà đáp.



- Thế anh thử đoán, mẹ em làm nghề gì? – Cô ấy hỏi, đáy mắt ánh lên vẻ lo sợ, mạnh mẽ, trầm tĩnh, nhưng hơi đáng thương hại.



Tôi thốt nhiên hiểu ra, lắp bắp, không thật chắc chắn:









- Mẹ em à, bác ….


- Ha ha, đoán ra rồi à, mẹ em làm đĩ!Tôi thiếu điều muốn đập vỡ tan cái bát trước mặt!

Chữ Tôi, chữ Mẹ, chữ Đĩ – tôi không thích nó nối liền với nhau, cũng không thích nó thốt ra thanh tân thế từ miệng Hạ Âu.


-     Nhưng anh cũng thấy rồi đấy, nếu em không nói cho anh biết, anh không bao giờ đoán được. Vâng, bà làm đĩ, hàng trăm người đàn ông bao rồi, nhưng bà cũng là mẹ em. Thì như hôm nay anh thấy, mẹ em cười rất đẹp và mẹ em rất nhân từ, bởi vì bà rất hãnh diện khi con gái kiếm được người tình tốt, bà gọi em là baby… Cho dù bà làm gái. Em đã thề, từ nhỏ đến lớn, từ khi em hiểu nghề của mẹ, em không hề khinh thường mẹ. Bởi mẹ hy sinh là vì em.


Khi nghe nói mẹ Hạ Âu là đĩ, tôi bất ngờ, nhưng khi nghe những lời gan ruột của một cô gái bao, tôi sững sờ. Tôi như rơi vào thế giới của đĩ với khẩu hiệu: “Tuy là đĩ, nhưng là người”.


Tôi im lặng, Hạ Âu cũng không nói nữa, giữ lại bí mật giai lệ trong nụ cười. Cô lại bắt đầu tiếp tục ăn chè. Ăn cho đến khi không còn một miếng thừa, như thể cất giấu tất cả những gì tốt đẹp nhất của thời thơ bé vào sâu thẳm trong cô.





 ..........